Trước đây, niềng răng là phương pháp duy nhất để cải thiện răng hô nhưng hiện nay, với sự phát triển của Nha khoa thẩm mỹ đã xuất hiện một số phương pháp khác là bọc răng sứ, phẫu thuật hàm… Vậy bọc răng sứ có hết hô không? Răng hô sau khi bọc răng sứ sẽ như nào? là thắc mắc của khá nhiều bạn. Cùng nha khoa Delia tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé! Bọc răng sứ có hết hô không? Bọc răng sứ là cách cải thiện răng khuyết điểm trong các trường hợp răng hô nhẹ, bị sứt mẻ, thưa, móm nhẹ, răng nhiễm màu kháng sinh, răng vàng ố, mòn men răng… Bọc sứ còn có thể điều trị răng sâu, viêm tủy,… Bọc răng sứ được thực hiện trong thời gian nhanh chóng, mang lại hàm răng trắng đều, đẹp tự nhiên. Hiện nay, bọc răng sứ đang là phương pháp được nhiều khách hàng lựa chọn để thay đổi hàm răng của mình. Tuy nhiên, không phải trường hợp, mức độ hô nào cũng có thể giải quyết bằng bọc răng sứ. Vì cách này chỉ tác động đến răng chứ không thể chỉnh khớp cắn hay chỉnh xương hàm. Vì thế, bọc răng sứ có hết hô không sẽ tùy thuộc vào tình trạng răng hô của bạn. Nếu bạn bị hô do răng cửa hô nhẹ, lệch lạc nhẹ… thì bọc răng sứ sẽ là giải pháp tốt để khắc phục và giúp bạn có nụ cưới thẩm mỹ hơn. Nếu là trường hợp phức tạp, trường hợp hô nặng thì bọc răng sứ sẽ không phải là giải pháp tốt nhất, với trường hợp này thì niềng răng lại là phương phù hợp. Tuy nhiên niềng răng chỉ điều chỉnh răng, chứ không khả năng tăng tính thẩm mỹ như bọc răng sứ. Kết quả đạt được sau khi bọc răng sứ cho răng hô tại nha khoa Delia: Quy trình bọc răng sứ hết hô Quy trình làm răng sứ chữa hô được tiến hành như sau: Bác sĩ sẽ mài đi một phần răng thật để tạo thành cùi răng (tỷ lệ mài sẽ tùy thuộc vào tình trạng hô của răng) rồi lắp mão răng bằng sứ đã chế tác lên trên và cố định lại bằng keo dán Nha khoa. Quy trình làm răng sứ cụ thể được thực hiện như sau: Bước 1: Khám và kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng quát, xem răng bị hô ở mức độ nào, trường hợp này bọc răng sứ có tác dụng không, nếu phù hợp sẽ thực hiện bọc răng sứ, nếu không phù hợp sẽ tìm kiếm phương khác. Bước 2: Vệ sinh khoang miệng, gây tê để bạn không cảm thấy đau khi thực hiện, sau đó mài răng theo tỷ lệ phù hợp. Đối với trường hợp mắc 1 số vấn đề về răng miệng như viêm nha chu, sâu răng sẽ có lộ trình điều trị dứt điểm trước khi thực hiện bọc răng sứ. Bước 3: Lấy dấu răng và gửi các thông số về phòng Labo để kỹ thuật viên chế tác răng sứ cho từng trường hợp răng theo tỉ lệ chính xác nhất. Bước 4: Sau khi đã chế tác xong mão răng sứ, bác sĩ sẽ gắn thử lên cung hàm. Tham khảo thêm: Bọc răng sứ có hết hô không Tham khảo thêm: Bọc răng sứ có hết hô không