Bọ trĩ hay còn gọi là bù lạch (Stenchatothrips biformis) chuyên gây hại cho cây trồng như lúa, mía, cây họ đậu, hoa hồng, … Vậy cách diệt bọ trĩ cho hoa hồng như nào? Cùng tham khảo bài viết sau đây nào cả nhà Hoa hồng là loài cây dễ trồng và dễ chăm sóc. Tuy nhiên ở hoa hồng cũng có một số loại sâu bệnh điển hình gây hại như bọ trĩ, rệp sáp, bệnh rỉ sắt, … làm ảnh hưởng đến việc sinh trưởng và phát triển của cây. Khi bọ trĩ tấn công cây chúng sẽ hút nhựa cây làm cây trồng bị giảm sức sống nghiêm trọng. Bọ trĩ đang gây hại trên bông hoa hồng Để có được một vườn hoa đẹp và không sâu bệnh bạn cần diệt trừ bọ trĩ ra khỏi vườn ngay. Cách nhận biết bọ trĩ gây hại trên hoa hồng Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 1mm rất khó nhận biết bằng mắt thường. Vì vậy cần xem dấu hiệu trên lá và bông hoa hồng: Bông hoa nhỏ, xấu, cánh dị dạng, màu hoa nhạt hơn bình thường, hoa nở không bền, dễ thối, cuống tóp Các mầm bị quăn queo, lá xoăn lại, lá trưởng thành xuất hiện các quầng đen loang lổ màu nâu. Bọ trĩ non và bọ trĩ trưởng thành Bọ trĩ dễ lây lan và phát triển là vào khoảng mùa xuân hè khi nhiệt độ lên cao và nắng nóng. Thời điểm này chúng sinh trưởng và gây hại rất mạnh mẽ. Cây trồng với mật độ quá dày cũng là điều kiện cho bọ trĩ xuất hiện và gây hại cho cây trồng. Cách phòng ngừa và hạn chế sự lây lan bọ trĩ Mật độ cây trồng quá dày sẽ làm nguy cơ phát sinh bọ trĩ càng cao. Vì vậy trước tiên nên đảm bảo mật độ cây trồng vừa phải. Thường xuyên cắt tỉa lá, cành già tạo sự thông thoáng cho cây. Vệ sinh khu vực trồng hoa hồng sạch sẽ Cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây, đảm bảo cây luôn khỏe để kháng với sâu bệnh Kiểm soát tốt lượng phân và loại phân bón cho cây Tưới nước cho hoa bằng cách sử dụng bình xịt. Áp lực nước giúp rửa trôi nấm bệnh đang bắt đầu có mầm mống phát triển Nếu cây đã bị bệnh không được phun các loại phân bón cho lá để lá phát triển. Lá phát triển tốt sẽ là mồi ngon cho bọ trĩ phát triển Sau khi mưa hãy phun thuốc trừ bọ trĩ cho hoa hồng với một số loại thuốc đặc trị sau: trị bệnh chuyên dụng cho hoa hồng Empro, Trị bệnh vi sinh hoa hồng, tinh dầu neem oil,… Hoa hồng bị bọ trĩ gây hại, mất thẩm mỹ và thiếu sức sống Diệt trừ bọ trĩ Việc làm đầu tiên: cắt tỉa Tỉa những lá bệnh, lá già, ngọn chồi đã hỏng nặng Bấm bớt những cành tăm, cành phụ đặc biết phía không giáp nắng để cây thông thoáng, giảm mật độ cây trồng Bấm tỉa những lá, ngọn, chồi, cành hỏng nặng. Sau đó tiêu hủy để tránh lây lan và ủ bệnh Tiếp theo: Phun thuốc đặc trị sinh học Tháng 3 hàng năm là thời điểm bọ trĩ bắt đầu hoạt động. Thời điểm này cần phun thuốc và có những biện pháp sinh học để hạn chế và tiêu diệt bọ trĩ Thường xuyên phun phòng bệnh và sâu cho hoa hồng, sử dụng trị sâu empro phun phòng khoảng 7 - 10 ngày/lần. Phun thẳng vào những nơi dễ ẩn nấp của bọ trĩ Phun vào chiều mát để đạt hiệu quả cao. Tiến hành phun phòng thường xuyên để cây luôn khỏe và phát triển tươi tốt Bọ trĩ có tính kháng thuốc rất cao, bạn nên thay đổi thuốc cho cây liên tục. Ngoài bọ trĩ hoa hồng còn có 1 số loại bệnh điển hình như bệnh rỉ sắt, rệp sáp. Để tránh các loại bệnh này bạn phải thường xuyên thăm vườn và xem các biểu hiện trên thân, lá và hoa của cây. Bệnh rỉ sắt hay còn gọi là bệnh gỉ sắt thường xuất hiện và gây hại cho cây hoa hồng do nấm Phragmidium mucronatum. Bệnh này thường xuất hiện vào mùa xuân và khoảng đầu tháng 8 đến tháng 12 âm lịch Bệnh rỉ sắt trên hoa hồng Rệp sáp (tên khoa học: Planococcus citri) là loài bọ ký sinh trên các thân hay lá của một số loại cây như cam quýt và các loại cây công nghiệp như cà phê, chè, hồ tiêu, cao cao, chuối, xoài, tất cả các loài hoa, rau, … Chúng làm cho cây chậm phát triển còi cọc, rụng quả non, lá bị vàng và biến dạng. Rệp sáp hoa hồng Chúc các bạn thành công! Chi tiết liên hệ: Trung tâm nghiên cứu và phát triển vi sinh Việt Nhật Biora ĐT: 0866977566 Website: biora.vn