Linh tinh Bí quyết chữa viêm mũi dị ứng thời tiết

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi cafetinh283, 26/6/24 lúc 15:59.

  1. cafetinh283

    cafetinh283 New Member

    Tham gia ngày:
    10/10/23
    Bài viết:
    3
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Như tên gọi, viêm mũi dị ứng đặc biệt dễ bị trong thời tiết giao mùa và sẽ ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Viêm mũi dị ứng thời tiết dù không quá nghiêm trọng, được đánh giá là bệnh lành tính nhưng ảnh hưởng của bệnh tới sinh hoạt, cuộc sống hằng ngày lại không ít.

    Cùng Dược Sao Mai tìm hiểu những cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết để đảm bảo bệnh không làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn nhé!

    Viêm mũi dị ứng thời tiết là gì?
    Viêm mũi dị ứng có 2 nhiều dạng khác nhau, bao gồm: Viêm mũi dị ứng thời tiết, viêm mũi dị ứng quanh năm, viêm mũi dị ứng do bệnh lý hay viêm mũi dị ứng do môi trường làm việc.

    [​IMG]
    Viêm mũi dị ứng xuất hiện vào những thời điểm cụ thể trong năm.
    Trong đó, viêm mũi dị ứng thời tiết còn có tên gọi khác là viêm mũi dị ứng theo mùa. Bệnh có thể kéo dài từ năm này qua năm khác. Thời điểm khởi phát của bệnh sẽ xuất hiện ở một khoảng thời gian nhất định. Thường sẽ phụ thuộc vào mùa xuất hiện các tác nhân gây dị ứng. Ví dụ như mùa nở của một loại hoa nào đó, mùa ẩm ướt nhiều nấm mốc phát triển, mùa khô lạnh…

    Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng thời tiết
    Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng được chia thành 3 nhóm chính

    Tác nhân gây dị ứng trong nhà
    Bao gồm:

    • Bụi
    • Lông động vật (chó, mèo…)
    • Vải sợi từ quần áo, chăn, mền, gối…
    • Một số sản phẩm hóa mỹ phẩm dùng hằng ngày như nước hoa, sữa tắm, xà phòng, nước xả vải
    • Nấm mốc
    • Mùi thức ăn…
    Tác nhân gây dị ứng trong không khí
    Có nhiều tác nhân gây viêm mũi dị ứng tồn tại trong không khí như:

    • Bụi, bụi mịn: Trong bụi có chứa những hợp chất gây kích thích dị ứng mũi.
    • Phấn hoa từ cây cỏ: Là nguồn gốc phổ biến của vi khuẩn gây dị ứng.
    • Thời tiết khô hanh: Niêm mạc mũi bị kích ứng nhiều hơn, gây khô và dễ ngứa ngáy.
    [​IMG]
    Tác nhân gây viêm mũi dị ứng có từ không khí, môi trường sống, môi trường làm việc.
    Tác nhân dị ứng nghề nghiệp
    Từ đặc thù công việc của một số ngành nghề mà gây nên tình trạng viêm mũi dị ứng cho người bệnh. Ví dụ như:

    • Bụi phấn trong môi trường học tập

    • Hóa chất trong các nhà máy

    • Sợi vải trong các xưởng may

    • Lông động vật trong các cửa hàng thú cưng hay lò mổ

    • Khói từ hương nhang tại các đến chùa

    • Bụi xi măng trong nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng

    • Bụi, mạt gỗ trong xưởng mộc…
    Dấu hiệu bị viêm mũi dị ứng thời tiết
    Mỗi trường hợp sẽ có mức độ xuất hiện của các triệu chứng khác nhau, nhưng nhìn chung, khi bị viêm mũi dị ứng thời tiết thì người bệnh thường sẽ xuất hiện các vấn đề như:

    • Các triệu chứng ở mũi: Ngứa mũi, chảy dịch mũi trong, nghẹt mũi, khó thở, khứu giác suy giảm.

    • Các triệu chứng ở mắt: Ngứa, đỏ mắt, sưng vùng quanh mắt, cảm giác có dị vật cộm trong mắt, vùng da quanh mắt tối màu hoặc thâm quầng.

    • Các triệu chứng ở họng, tai: Đau rát cổ họng, khàn giọng, ngứa họng; kích thích hoặc ngứa tai, ù tai.

    • Các triệu chứng khác: Ngủ kém, thường xuyên bị tỉnh giấc giữa đêm, phải thở bằng miệng vì mũi bị nghẹt.
    [​IMG]
    Viêm mũi dị ứng thời tiết ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc của người bệnh.
    Cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết hiệu quả
    Chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà
    Là những cách giúp giảm nhẹ triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết cho người bệnh bằng cách làm đơn giản, an toàn:

    • Rửa mũi với nước mũi sinh lý hoặc muối rửa mũi xoang thảo dược Rinowash để làm sạch mũi và loại bỏ dịch nhầy dễ dạng, giúp giảm tình trạng ngứa mũi, nghẹt mũi, sổ mũi. Đồng thời có khả năng kháng khuẩn và làm ẩm niêm mạc mũi.

    • Xông hơi bằng tinh dầu tự nhiên: Một số loại tinh dầu như bạc hà, khuynh diệp, tràm trà… khi pha vào nước nóng để xông hơi giúp thông mũi hiệu quả.

    • Uống nước gừng khi thay đổi thời tiết: Nước gừng tươi pha với mật ong, chanh hoặc thêm đinh hương và quế giúp giảm nghẹt mũi và chảy nước mũi. Loại nước có tác dụng làm ấm cơ thể nên cũng rất phù hợp với người bị viêm mũi dị ứng thời tiết.

    • Bổ sung dưỡng chất: Một số thành phần chất như vitamin c rất tốt cho cơ thể khi bị viêm mũi dị ứng. Đây cũng là cách chữa viêm mũi dị ứng nên áp dụng.
    [​IMG]
    Chữa viêm mũi dị ứng bằng những phương pháp đơn giản tại nhà như vệ sinh mũi, xông hơi, bổ sung dinh dưỡng...
    Dùng thuốc trị viêm mũi dị ứng
    Trong trường hợp những mẹo đơn giản tại nhà không hiệu quả, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị. Một số loại thuốc thường dùng như:

    • Thuốc kháng histamin dạng xịt hoặc thuốc uống, giúp ức chế sản sinh hoạt chất này khi niêm mạc mũi tiếp xúc với dị nguyên.

    • Thuốc chống nghẹt mũi để bệnh không gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, công việc.

    • Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid làm giảm nhẹ các triệu chứng nếu người bệnh bị dị ứng cấp tính hoặc có các biểu hiện nghiêm trọng.
    Dự phòng viêm mũi dị ứng thời tiết
    Đây vừa là cách phòng, vừa là cách điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả. Mỗi người bệnh cần nâng cao ý thức chăm sóc cơ thể tại nhà. Cần:

    • Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

    • Thay/ giặt chăn, grap, gối, mềm hằng tuần

    • Tránh nuôi thú cưng hoặc nuôi tách biệt trong nhà

    • Loại bỏ cây xung quanh nhà nếu có nguy cơ gây dị ứng

    • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất gây dị ứng

    • Khử mùi, nấm mốc trong nhà

    • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như khói, bụi,…

    • Tăng cường sức đề kháng, giữ ẩm cơ thể…
    Hy vọng những thông tin về bệnh cũng như cách điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết mà Dược Sao Mai mang lại trên đây đã cung cấp cho bạn những cái nhìn đúng đắn về bệnh.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này