BĐS khu vực rừng phòng hộ Sóc Sơn Hà Nội trở lên nhộn nhịp Thị trường cho thuê, kinh doanh tại các khu sinh thái, biệt thự nghỉ dưỡng, khu nhà vườn (villa), homestay..., ở khu vực rừng phòng hộ Sóc Sơn (Hà Nội) trở lên nhộn nhịp và đem lại lợi nhuận "khủng". Trong vai của người cần thuê địa điểm nghỉ ngơi cuối tuần cho gia đình và bán căn hộ the tresor bạn bè, khi hỏi các địa chỉ cho thuê, kinh doanh tại các biệt thự nghỉ dưỡng, khu nhà vườn (villa), homestay...., nằm ở khu vực rừng phòng hộ Sóc Sơn vẫn nhận đón khách. Theo người dân ở đây, thời gian gần đây, dịch vụ cho thuê, kinh doanh phục vụ mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đang trở thành xu hướng kinh doanh phát triển trên đất rừng phòng hộ thuộc xã Minh Trí, Minh Phú (huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Nhiều nhà đầu tư, "đại gia" từ các nơi đã đổ về mua bán đất đai, góp vốn xây dựng các khu nghỉ dưỡng rộng hàng nghìn m2 hay các khu villa hoành tráng để kinh doanh. Có thể kể đến như các khu nghỉ dưỡng như: The Choai Villa, U-LESA, Thiên Phú Lâm, The Homie, Blue Villa... Chỉ riêng tại khu vực thôn Lâm Trường, xã Minh Phú, xuất hiện tràn ngập biển quảng cáo của các khu nghỉ dưỡng như The Choai Villa, The Homie, The Moonlight, Trà hoa viên hay Khu sinh thái Thiên Phú Lâm…. Chị Hồng, quản lý khu nghỉ dưỡng Blue Villa ở xã Minh Phú cho biết, lĩnh vực kinh doanh đem lại lợi nhuận không hề nhỏ, bởi nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng của du khách rất lớn lại ngay gần trung tâm Hà Nội. “Nhiều đoàn khách người đến đây nghỉ dưỡng, trung bình mỗi tuần 3 – 4 lượt/tuần, khách thường phải đặt trước vài tháng thì mới có phòng nghỉ, hiện tại đã kín lịch cho thuê những ngày cuối tuần đến hết Tết dương”, chị Hồng cho biết. Giá cho thuê khu nghỉ dưỡng loại hình homestay mà chị Hồng đưa ra đối với đoàn người từ 20 khách trở xuống là 3 triệu đồng/ngày vào ngày thường, còn các ngày cuối tuần mức giá lên đến 4-5 triệu đồng. Ngoài ra còn rất nhiều dịch vụ ăn uống kèm theo khác như nướng gà, thịt câu cá…với các mức giá thỏa thuận. Tương tự, khu nghỉ dưỡng mang tên The Choai Villa lâu nay luôn kín lịch vào ngày cuối tuần, thậm chí hiện đã kín lịch đến hết tháng 11. Giá phòng dành cho tối đa 15 người cho ngày thường là 3,9 triệu đồng/đêm; vào ngày thứ 7 hoặc ngày lễ giá lên đến 5,9 triệu/đêm. Anh Kê, người điều hành một khu nghỉ dưỡng trên đất rừng phòng hộ cho biết, đây là cơ sở thứ hai của anh sẽ khai trương trong thời gian sắp tới. Ở khu ngoài, đã có một villa lớn dành cho du khách. Villa mới có thể đón tiếp trên 15 người, giá tiền thuê vào ngày thường cho đoàn 20 người trở xuống là 6 triệu đồng, ngày cuối tuần là 7 triệu đồng, cao điểm, vào mùa lễ Tết, có thể lên đến 8 triệu đồng. Điểm hấp dẫn khách du lịch khi đến đây là các khu nghỉ dưỡng có đầy đủ các tiện nghi cho một cuộc sống “sang chảnh” như bể bơi, bếp nướng ngoài trời, phòng hát, tầm nhìn nhìn ra hồ…đặc biệt là không gian yên tĩnh, khí hậu trong lành mà rừng phòng hộ mang lại. Thậm chí, việc kinh doanh các loại hình nghỉ dưỡng ở đây còn có hiện tượng bảo kê, độc quyền khách: “Phải đóng một khoản tiền lên đến hàng chục triệu đồng để tham gia “mạng lưới”, khi nhận khách từ “đầu mối” phải cắt lại tiền “hoa hồng” lên đến 1/4 mức giá chung. Nếu nhận khách không thông qua đầu mối, vẫn phải cắt % lợi nhuận”, anh Hoàng- quản lý một homestay chia sẻ. Tại khu du lịch sinh thái rộng hàng nghìn m2 trên đất rừng phòng hộ có tên Thiên Phú Lâm là nơi phục vụ khách đoàn, tụ tập hội nhóm, bạn bè, dã ngoại... với nhiều dịch vụ cho thuê nhà bạt, nhà gỗ, lều di động, bếp nướng, bát đũa, loa di động... giá từ 15.000-550.000 đồng còn giá vé vào cửa là 60.000 đồng. Khu du lịch sinh thái này được giới thiệu rộng khoảng 3ha giữa núi rừng phòng với loạt công trình xây nhà gỗ, nhà bạt, hơn nữa còn quy hoạch làm công viên, đào bể nước, làm cỏ nhân tạo, làm các mô hình "vạn lý trường thành", "tháp Eiffel", các trò chơi... để phục vụ kinh doanh, thậm chí còn có khu nướng thịt, đốt lửa trại tiềm tàng đến nguy hiểm cháy rừng, nguy hại đến tính mạng con người. Chị H, một người dân sống ở xã Minh Trí (huyện Sóc Sơn) cho biết, trước khi có thông tin về thanh tra toàn diện sử dụng đất rừng phòng hộ tại hai xã Minh Trí, Minh Phú thì tuần nào cũng có người đi ô tô ở nội đô Hà Nội đến xem đất hỏi mua. “Cứ đến cuối tuần, nhiều đoàn ô tô nườm nượp đến xung quanh hồ Đồng Đò để hỏi mua, xem đất. Tôi có nghe nói thanh tra ở đây nhưng chắc ở khu trên nên việc buôn bán vẫn diễn ra không ngớt”, chị H chia sẻ. Theo người dân phản ánh, đất ở các xã Minh Trí, Minh Phú "sốt" nhất vào khoảng 2 năm trước, giá đỉnh điểm khoảng 9-10 triệu đồng/m2. Đến nay thì giá đã giảm, tại khu đất ven hồ dao động từ 4-7 triệu đồng/m2 đối với đất có sổ, còn với đất chưa có sổ có giá khoảng 2-4 triệu đồng/m2. Những lô đất ở đây có diện tích hàng nghìn m2 có giá lên đến vài tỷ đồng. Cũng theo chị H, mô giới đất hoạt động khá nhộn nhịp và công khai, đặc biệt là những mảnh đất ven hồ có địa thế đẹp. Kể cả khi có thông tin thanh tra quá trình sử dụng đất tại các xã thuộc huyện Sóc Sơn, mô giới vẫn "tự tin" chào mời với mảnh đất "chính chủ". Qua những lời “mật ngọt” của mô giới, đất ở đây, hàng loạt những ô đất rộng hàng nghìn m2, mặt trước là hồ nước, mặt sau “lưng” tựa núi, phong cảnh đẹp, không khí trong lành được bán công khai cho nhà đầu tư để có thể sử dụng trồng trọt, xây nhà cho thuê, làm khu sinh thái... thu hút nhà đầu tư.