Linh tinh Bác sĩ thường chỉ định lấy vôi răng định kỳ để đảm bảo sức khỏe răng miệng luôn ổn định đồng thời lo

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi Nha Khoa Delia, 22/6/24.

  1. Nha Khoa Delia

    Nha Khoa Delia Member

    Tham gia ngày:
    10/8/23
    Bài viết:
    162
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    Bác sĩ thường chỉ định lấy vôi răng định kỳ để đảm bảo sức khỏe răng miệng luôn ổn định đồng thời loại bỏ những mảng bám xuất hiện trên răng. Vậy trong trường hợp bọc răng sứ có lấy cao răng được không? Hãy cùng nha khoa Delia đì tìm đáp án của câu hỏi này nhé!

    [​IMG]

    Bọc răng sứ có lấy cao răng được không?
    Bọc răng sứ là một phương pháp mà nhiều người lựa chọn để thay đổi hình thể và cải thiện màu sắc răng. Răng sứ được đánh giá là có cấu trúc bền vững, màu sắc trắng sáng và độ bền cao. Mặc dù răng sứ có khả năng chống lại sự bánh dính, vi khuẩn gây hại nhưng mảng bám lẫn vôi răng vẫn có thể hình thành, tuy nhiên tốc độ hình thành sẽ chậm hơn so với răng bình thường.

    [​IMG]

    Chung quy lại chính là việc cạo vôi răng vẫn rất cần thiết. Điều này sẽ giúp những bệnh lý răng miệng khó có thể hình thành đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ cho răng. Tuy nhiên cạo vôi răng sau khi bọc sứ không cần thực hiện thường xuyên. Đồng nghĩa với việc tần suất bạn gặp bác sĩ lẫn chi phí chi trả cho việc vệ sinh răng miệng sẽ thấp hơn.

    Bọc răng sứ bao lâu lấy cao răng một lần?
    Khác với người có hàm răng bình thường, các trường hợp bọc răng sứ sẽ không được ấn định lịch lấy cao răng. Bạn sẽ chỉ đi lấy vôi răng khi mà bề mặt răng xuất hiện mảng bám. Thời gian hình thành vôi răng, mảng bám theo như chuyên gia nha khoa chia sẻ sẽ phụ thuộc vào những yếu tố:

    Chất liệu sứ
    Hiện nay bọc răng sứ có đa dạng các loại khác nhau cho bạn chọn lựa như titan, kim loại, răng toàn sứ. Do mỗi loại răng sứ có khả năng chống lại sự bám dính thức ăn hay vi khuẩn, độ bền không giống nhau nên nguy cơ hình thành vôi răng cũng sẽ hoàn toàn khác nhau.

    [​IMG]

    Phương pháp chăm sóc răng miệng mỗi ngày
    Yếu tố này cũng quan trọng không kém sẽ quyết định xem thời điểm nào nên lấy cao răng sau khi bọc sứ. Nếu như biết cách chăm sóc sức khỏe răng miệng thì bạn không cần lấy cao răng quá nhiều lần. Ngược lại nếu như chăm sóc sức khỏe răng miệng sai cách thì khả năng vôi răng sẽ nhanh chóng hình thành và bạn nên lấy cao răng thường xuyên hơn.

    Lưu ý nên nhớ để ngăn ngừa cao răng hình thành sau khi bọc sứ
    Không chỉ giúp nâng cao tuổi thọ răng sứ, việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách giúp cao răng khó có thể hình thành. Chính vì thế bạn nên bỏ túi một số thông tin dưới đây sau khi bọc răng sứ:

    Ăn uống
    Một lưu ý cực kỳ quan trọng mà bạn nên nhớ chính là sau khi làm răng sứ hãy ưu tiên thức ăn mềm. Đặc biệt bạn đừng ăn loại thịt có thớ dài, quá dai hay đồ ăn quá cứng. Việc hạn chế đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng cũng là điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra bạn không nên tiêu thụ những loại thức ăn chứa quá nhiều đường hay tinh bột vì sẽ khiến vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Điều này cũng sẽ khiến cao răng hình thành nhanh chóng hơn.

    [​IMG]

    Vệ sinh
    Tốt nhất bạn nên đánh răng tối thiểu 2 lần hàng ngày sau mỗi bữa ăn để đảm bảo mảng bám được loại bỏ một cách tốt hơn. Việc sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch những kẽ răng ở trong khoang miệng cũng là điều cần thiết. Nhờ đó cao răng cũng khó lòng hình thành đồng thời các tổn thương mà răng sứ có thể gặp phải cũng sẽ giảm đi.

    Bọc răng sứ mà không lấy cao răng có nguy hiểm không?
    Điều gì sẽ xảy ra nếu như bọc răng sứ mà không lấy cao răng? Bạn có thể phải đối diện với một số vấn đề sau đây nếu như để mảng bám tích tụ lâu ngày, cao răng dày sau khi bọc răng sứ:

    Viêm nướu
    Một khi chăm sóc sức khỏe răng miệng không được đảm bảo môi trường miệng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều người đối diện với tình trạng viêm nướu. Viêm nướu sẽ chuyển biến sang viêm nha chu nếu như không chữa trị kịp thời kèm theo sư đỏ, chảy máu lợi, hôi miệng và nghiêm trọng nhất là rụng răng.

    [​IMG]

    Sâu răng
    Việc không lấy cao răng khi bọc sứ cũng có thể khiến cho bảng bám làm men răng bị mòn. Vi khuẩn có cơ hội phát triển gây ra tình trạng sâu răng kèm theo những cơn đau nhức, ê buốt. Tuy nhiên răng sứ hiện nay chất lượng rất tốt, để bị sâu răng sứ khá là hiếm.

    Hôi miệng
    Việc không lấy cao răng sau một khoảng thời gian làm răng sứ cũng có thể gây ra tình trạng hôi miệng. Nguyên nhân đơn giản là do chăm sóc sức khỏe răng miệng không tốt hoặc chất lượng sứ không được đảm bảo.

    Tham khảo thêm: Bọc răng sứ có lấy cao răng được không
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này