Bị áp xe chân răng uống thuốc gì nhanh khỏi là mối bận tâm hàng đầu của người bệnh. Bởi sử dụng thuốc đúng cách có thể kiểm soát nhanh hiện tượng viêm nhiễm, đồng thời giảm sưng đau, phù nề và hạ sốt. Bị áp xe chân răng uống thuốc gì nhanh khỏi? Áp xe chân răng là hiện tượng chân răng bị viêm nhiễm nặng dẫn đến hình thành tổ chức áp xe (túi mủ chứa vi khuẩn, mô da, niêm mạc và các tế bào bạch cầu bị tiêu diệt). Đây là một trong những bệnh nha khoa có mức độ nặng có thể dẫn đến viêm xương, viêm hạch và làm tăng nguy cơ mất răng. Áp xe chân răng có thể hình thành do vi khuẩn xâm nhập vào bên trong men răng, ngà ràng và tủy răng. Sau đó di chuyển xuống phần chân răng và tạo thành ổ áp xe tại đây. Hoặc vi khuẩn cũng có thể phát triển trong nha chu (tổ chức nâng đỡ răng gồm có mô nướu, xương ổ răng, dây chằng), sau đó di chuyển dần xuống chân răng và gây ra ổ áp xe. Nếu không được điều trị, áp xe chân răng có thể gây ra hàng loạt các biến chứng lên sức khỏe răng miệng và tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Có khá nhiều phương pháp điều trị bệnh lý này, trong đó sử dụng thuốc thường được áp dụng trong giai đoạn cấp (răng đau nhức, ê buốt dữ dội, sưng hạch ở góc hàm kèm theo sốt và mệt mỏi). Bị áp xe chân răng nên uống thuốc gì nhanh khỏi là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Để kiểm soát nhanh hiện tượng viêm nhiễm và giảm các triệu chứng đau nhức đi kèm, bác sĩ thường chỉ định dùng kháng sinh, thuốc chống viêm, giảm đau và hạ sốt. Dưới đây là các loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh áp xe chân răng: 1. Kháng sinh – Thuốc trị áp xe chân răng thông dụng Áp xe chân răng là bệnh lý nha khoa xảy ra do nhiễm khuẩn (chủ yếu là các loại vi khuẩn thường trú trong khoang miệng). Để giảm mức độ viêm nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh trong 5 – 7 ngày. Như đã đề cập, vi khuẩn gây áp xe đều các sinh vật thường trú trong khoang miệng nên không thể xử lý triệt để. Tuy nhiên, dùng một đợt kháng sinh có thể giảm số lượng hại khuẩn và ngăn chặn ổ áp xe tiến triển nặng. Các loại kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị áp xe chân răng: – Amoxicillin: Amoxicillin là kháng sinh trị áp xe chân răng thuộc nhóm được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn răng miệng. Thuốc có thể dùng cho cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Tuy nhiên, cần thận trọng khi dùng Amoxicillin nếu có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm penicillin. – Metronidazole: Ngoài Amoxicillin, Metronidazole cũng là kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị áp xe chân răng. Metronidazole là dẫn chất 5-nitro-imidazol có phổ hoạt tính rộng. Thuốc hiệu quả với vi khuẩn, nấm và động vật nguyên sinh. Metronidazole được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn răng do vi khuẩn kỵ khí và viêm lợi quanh thân răng. 2. Thuốc kháng viêm Áp xe chân răng thường gây viêm và phù nề tổ chức nướu bao xung quanh răng. Tình trạng này không chỉ gây đau mà còn ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp và ăn uống. Vì vậy bên cạnh kháng sinh, bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng thuốc kháng viêm. Các loại thuốc kháng viêm được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh áp xe chân răng bao gồm: – Lysozyme: Lysozyme là men mucopolysaccharidase có tác dụng củng cố khả năng miễn dịch tại chỗ, đồng thời có hiệu quả chống viêm bằng cách bất hoạt các yếu tố gây viêm như histamine, protein và peptide. Ngoài tác dụng kháng viêm, thuốc còn có tác dụng kháng khuẩn đối với vi khuẩn gram dương và ức chế sự xâm nhập của virus. – Thuốc kháng viêm có steroid: Ngoài Lysozyme, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại thuốc kháng viêm có steroid như Dexamethasone và Prenisone để điều trị áp xe chân răng. Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm, giảm phù nề mạnh bằng cách ức chế hoạt động miễn dịch của cơ thể. Thuốc kháng viêm chứa steroid tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến chứng nên chỉ được dùng trong thời gian ngắn dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. 3. Thuốc giảm đau, hạ sốt trị áp xe chân răng Trong giai đoạn cấp, áp xe chân răng thường gây đau nhức răng kèm theo sốt và sưng hạch ở góc hàm. Để cải thiện các triệu chứng này, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm thuốc giảm đau, hạ sốt (Paracetamol). Paracetamol có tác dụng hạ sốt nhanh, đồng thời giúp giảm cơn đau có mức độ nhẹ đến trung bình. Paracetamol là loại thuốc an toàn ở liều điều trị nên được sử dụng rất phổ biến trong trường hợp áp xe chân răng. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng nên được dùng trong khoảng 3 – 5 ngày. Thuốc được bào chế ở nhiều dạng như cốm sủi, viên sủi, viên nang, viên nén và thuốc đặt hậu môn. Do đó, bạn có thể dễ dàng lựa chọn dạng thuốc phù hợp với từng độ tuổi. Xem thêm: bọc răng sứ lava plus giá bao nhiêu Lưu ý khi dùng thuốc điều trị áp xe chân răng Sử dụng thuốc là phương pháp chính trong điều trị áp xe răng nói chung và áp xe chân răng nói riêng. Tuy nhiên để tránh các tác dụng không mong muốn và rủi ro khi sử dụng, nên chú ý một số vấn đề quan trọng sau: Không tự ý sử dụng thuốc điều trị áp xe chân răng. Để được chỉ định loại thuốc phù hợp, nên tìm gặp nha sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường,… Để giảm thiểu nguy cơ gặp phải tác dụng phụ khi dùng thuốc, nên thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng, lịch sử dùng thuốc và các vấn đề sức khỏe. Bởi một số bệnh lý nội khoa có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ có mức độ nghiêm trọng. Sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian được chỉ định. Thường xuyên quên liều hoặc tự ý ngưng thuốc có thể làm giảm hiệu quả điều trị và tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc. Cần tránh một số loại thực phẩm và thức uống trong thời gian dùng thuốc để hạn chế nguy cơ tương tác. Không tự ý phối hợp các loại thuốc điều trị nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ. Ngoài sử dụng thuốc, bạn cũng cần phải can thiệp một số phương pháp chuyên sâu như chích rạch áp xe, cạo vôi răng, gắp mảnh răng vỡ, xử lý mặt gốc răng và điều trị tủy. Đối với trường hợp răng tổn thương nặng, có thể phải nhổ bỏ răng để giải quyết triệt để ổ viêm nhiễm. Trong quá trình điều trị, nên chú ý vệ sinh răng miệng, hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường, nước ngọt có gas và rượu bia. Các biện pháp hỗ trợ điều trị áp xe chân răng khác 1. Dung dịch súc miệng Chlorhexidine Ngoài các loại thuốc uống, bác sĩ có thể chỉ định dùng Chlorhexidin ở dạng súc miệng để hỗ trợ điều trị áp xe chân răng. Chlorhexidin là một bisbiguanid có tác dụng sát trùng và khử khuẩn. Hoạt chất này đã được chứng minh có tác dụng tiêu diệt nấm men, virus, vi khuẩn gram âm và gram dương. Dung dịch súc miệng Chlorhexidin có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Từ đó làm chậm tiến triển của ổ áp xe ở chân răng. Ngoài ra, sử dụng nước súc miệng chứa Chlorhexidin thường xuyên còn giúp ngăn ngừa sâu răng và các bệnh nha khoa thường gặp khác. 2. Các loại vitamin, khoáng chất Hầu hết các bệnh nha khoa, bao gồm cả áp xe chân răng đều xảy ra nhiều ở người có hệ miễn dịch kém, suy dinh dưỡng và thiếu hụt vitamin, khoáng chất. Vì vậy trong trường hợp bệnh tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng thêm một số loại khoáng chất và vitamin để tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe răng miệng. Trên đây là những thông tin giải đáp “Bị áp xe chân răng nên uống thuốc gì?” và một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng. Tuy nhiên để được hướng dẫn cụ thể hơn, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, cần kết hợp với cách chăm sóc răng miệng và ăn uống khoa học để quá trình điều trị mang lại kết quả tốt nhất.