Y Tế 6 Nguyên nhân khiến bà bầu nhiễm nấm candida

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi Dangthanhhuyen, 24/8/19.

  1. Dangthanhhuyen

    Dangthanhhuyen Member

    Tham gia ngày:
    6/8/19
    Bài viết:
    163
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Viêm nhiễm âm đạo do nhiễm nấm Candida không chỉ gây ra những khó chịu như ngứa ngáy, mùi hôi, ẩm ướt. Mà đối với bà bầu, nó còn có thể là nguyên nhân gây sảy thai, sinh non, nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang bé nếu sinh thường. Hơn nữa, bà bầu lại là người có nguy cơ nhiễm nấm cao. Vậy vì sao bà bầu dễ nhiễm nấm Candida? Hãy theo dõi bài viết dưới đây.

    [​IMG]

    Kể từ khi trứng bắt đầu được thụ tinh, cơ thể của mẹ cũng bắt đầu những thay đổi để đảm bảo thai nhi hình thành và phát triển một cách thuận lợi nhất. Tuy nhiên, cũng có một số thay đổi ngoài giúp thai nhi phát triển, đồng thời lại tạo điều kiện phù hợp cho nấm Candida tăng sinh, tấn công gây viêm nhiễm phụ khoa.

    Thay đổi hormon
    Khi mang thai, hormon đóng vai trò quan trọng trọng sự hình thành và phát triển thai nhi. Bởi vậy, trong thời kỳ mang thai lượng hormon trong cơ thể mẹ cũng sẽ tăng đột ngột và nhiều hơn bất cứ giai đoạn nào khác trong cuộc sống.

    Quan trọng nhất và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mọi thay đổi, đó là hormon estrogen và progesteron. Trong đó, estrogen lại là hormon liên quan trực tiếp đến lượng huyết trắng tiết ra ở âm đạo. Nồng độ estrogen tăng cao đồng nghĩa huyết trắng cũng được tiết ra nhiều hơn, tạo môi trường nóng, ẩm, phù hợp cho sự phát triển của nấm Candida và gây viêm âm đạo ở phụ nữ có thai.


    Mất cân bằng pH
    Ở sinh lý bình thường, pH âm đạo ở mức tối ưu 3.5- 4.5, có tính acid nhẹ. Đây là hàng rào bảo vệ tự nhiên giúp kiểm soát hoạt động và sự phát triển của nấm, hại khuẩn tồn tại sẵn có ở âm đạo. Đồng thời, tiêu diệt các yếu tố có hại xâm nhập từ bên ngoài vào. Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi, khiến pH âm đạo trở nên kiềm tính hơn và mất cân bằng. pH thay đổi tạo điều kiện cho vi nấm, vi khuẩn có hại tại chỗ và xâm nhập từ bên ngoài phát triển, tấn công và gây các bệnh viêm nhiễm phụ khoa cho bà bầu, bao gồm viêm do nấm Candida.

    Suy giảm sức đề kháng
    Trong suốt thai kỳ, hệ miễn dịch của mẹ bầu suy giảm hơn so với lúc bình thường. Ốm nghén khiến mẹ bầu không thể hấp thu đầy đủ dinh dưỡng từ chế độ ăn, kèm theo đó là stress, căng thẳng khiến sức đề kháng suy giảm. Các lợi khuẩn trong hệ cân bằng vi sinh vật yếu đi, không còn khả năng ức chế, kiểm soát hoạt động của nấm Candida nữa. Chúng sẽ nhân cơ hội này mà phát triển, gây bệnh.

    Thân nhiệt tăng
    Sự thay đổi hormon trong cơ thể và tăng tỷ lệ trao đổi chất khiến cơ thể tăng hoạt động nhiều hơn. Đó là nguyên nhân, thân nhiệt của mẹ bầu thường cao hơn khi mang thai. Thân nhiệt cao tương đương nhiệt độ vùng kín cũng cao hơn. Vùng kín nóng, ẩm còn gì phù hợp hơn cho sự phát triển của nấm Candida.

    Chế độ ăn nhiều đường
    Với những mẹ bầu nghén ngọt, chế độ ăn tăng lượng đường giúp cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho nấm Candida phát triển. Những mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ, cũng có nguy cơ nhiễm nấm cao hơn.

    Như vậy, vì những lý do trên, mẹ bầu được đánh giá có nguy cơ cao nhiễm nấm. Các mẹ bầu cần hết sức lưu ý, có chế độ ăn hợp lý, vệ sinh đúng cách để giảm thiểu tối đa khả năng nhiễm nấm Candida.

    Lavima- Gel phụ khoa thảo dược Đức, giải pháp chữa nấm Candida hiệu quả, an toàn cho cả phụ nữ có thai và sau sinh. Liên hệ hotline 0963 910 188 (miễn phí) để biết thêm thông tin về sản phẩm cũng như những vấn đề thắc mắc liên quan đến viêm phụ khoa do nhiễm nấm Candida.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này