Tiêu chuẩn hữu cơ EU là hệ thống quy định hàng đầu tại Châu Âu. Đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt về sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và chế biến thực phẩm. Trong bài viết dưới đây, UCC Việt Nam sẽ tiết lộ 5 yêu cầu cơ bản. Giúp sản phẩm không chỉ đáp ứng tiêu chuẩn mà còn nâng cao giá trị. Bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng. Khám phá ngay để hiểu vì sao tiêu chuẩn này là chìa khóa chinh phục thị trường quốc tế! Những yêu cầu của tiêu chuẩn hữu cơ EU 1. Tiêu chuẩn hữu cơ Châu Âu EU là gì? Tiêu chuẩn hữu cơ EU (EU Organic Regulation) là bộ quy định nghiêm ngặt do Liên minh Châu Âu ban hành. Áp dụng cho sản xuất, chế biến và phân phối các sản phẩm hữu cơ. Mục tiêu của tiêu chuẩn này là đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm. Thúc đẩy các phương pháp sản xuất bền vững, bảo vệ môi trường và phúc lợi động vật. ✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Giải mã tiêu chuẩn hữu cơ USDA- Tại sao nó lại phổ biến? 2. Tầm quan trọng của việc áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ EU 03 lí do mà tiêu chuẩn hữu cơ EU ngày càng trở nên quan trọng Việc áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ EU mang lại nhiều lợi ích quan trọng: Tăng cường niềm tin của người tiêu dùng: Chứng nhận hữu cơ Châu Âu là minh chứng cho chất lượng và an toàn của sản phẩm. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về thực phẩm sạch. Mở rộng thị trường xuất khẩu: Sản phẩm được chứng nhận hữu cơ EU có cơ hội tiếp cận thị trường Châu Âu, nơi tiêu thụ sản phẩm hữu cơ lớn thứ hai thế giới. Theo thống kế của WTO, trong năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu 12.471 tấn sản phẩm hữu cơ sang Liên minh châu Âu (EU). Chiếm 0,5% tổng lượng nhập khẩu sản phẩm hữu cơ của EU. Đây có lẽ cũng là lý do khiến nhiều doanh nghiệp muốn có trong tay “chìa khoá” chinh phục thị trường quốc tế này. Theo báo cáo của FiBL (Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Hữu cơ). Năm 2021: Thuỵ Điển, Đan Mạch, Thuỵ Sĩ là 3 nước dẫn đầu về tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm hữu cơ. Chiếm gần khoảng 10% tổng doanh thu thực phẩm của từng nước. Vậy nên, chứng nhận hữu cơ Châu Âu sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các thị trường tiềm năng kể trên. Chỉ cần liên hệ với UCC Việt Nam. Chúng tôi sẽ tư vấn và giúp bạn có được chứng nhận này nhanh chóng. Bảo vệ môi trường và phúc lợi động vật: Tiêu chuẩn hữu cơ EU khuyến khích các phương pháp sản xuất bền vững. Giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và đảm bảo điều kiện sống tốt cho động vật nuôi. 3. Các yêu cầu của tiêu chuẩn hữu cơ Châu Âu EU 3.1. Yêu cầu đối với sản xuất nông nghiệp hữu cơ EU Không sử dụng hóa chất tổng hợp: Tiêu chuẩn này cấm sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu tổng hợp và thuốc diệt cỏ. Chỉ các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như: phân chuồng, phân xanh, dầu neem,… được phép sử dụng. Quy trình canh tác bền vững: Theo tiêu chuẩn hữu cơ EU, đất đai cần phải được canh tác theo phương pháp hữu cơ ít nhất 3 năm trước khi được chứng nhận là sản xuất hữu cơ. Đất đai phải được quản lý nhằm duy trì độ màu mỡ lâu dài và hạn chế xói mòn. Các biện pháp như luân canh cây trồng, sử dụng phân xanh và bảo vệ đa dạng sinh học được khuyến khích. Sử dụng giống cây trồng hữu cơ: Chỉ các giống cây không biến đổi gen (non-GMO) và được sản xuất hữu cơ mới được phép sử dụng. EU cũng khuyến khích nên lựa chọn sử dụng những giống cây trồng bản địa. Hoặc giống cây có khả năng chống chịu tốt với điều kiện tự nhiên và ít cần thuốc trừ sâu. ✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Chứng nhận nông nghiệp hữu cơ của USDA dành cho cây trồng 3.2. Yêu cầu đối với chăn nuôi hữu cơ EU Điều kiện sống tự nhiên cho động vật: Theo tiêu chuẩn EU, động vật phải được nuôi trong không gian rộng rãi và có điều kiện sống phù hợp với tập tính sinh học tự nhiên của chúng. Việc nuôi nhốt trong không gian chật hẹp bị cấm. Cụ thể, các động vật có vú cần có diện tích tối thiểu là: Bò sữa: 6 m² mỗi con trong chuồng. Lợn nái: Tối thiểu 2,5 m² mỗi con trong chuồng. Gà đẻ trứng: 4 m² cho 100 con. Điều này giúp giảm các vấn đề về stress và bệnh tật ở động vật. Thức ăn hữu cơ: Chỉ sử dụng thức ăn hữu cơ đã được chứng nhận, không chứa chất phụ gia tổng hợp. Thức ăn phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và không được chứa hormone tăng trưởng. Ví dụ về khẩu phần ăn của 1 con bò sữa trưởng thành (nặng khoảng 600-700kg) theo tiêu chuẩn hữu cơ EU: 40-45% khẩu phần ăn là ngũ cốc. 35-40% là cỏ khô và cỏ tươi; 15-18% protein đến từ cỏ lên men, hạt, đậu nành hữu cơ. 5-10% khẩu phần ăn là nước sạch; và cuối cùng là chất béo. Vitamin và khoáng chất đủ để nó có thể sinh trưởng khoẻ mạnh và thúc đẩy sản xuất sữa. Hạn chế sử dụng kháng sinh và hormone tăng trưởng: Kháng sinh chỉ được sử dụng khi cần thiết để điều trị bệnh và phải kê đơn của bác sĩ thú y dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền. Việc sử dụng hormone tăng trưởng bị cấm hoàn toàn trong chăn nuôi hữu cơ. 3.3. Yêu cầu đối với sản phẩm thủy sản và rong biển hữu cơ Những yêu cầu phù hợp cho từng ngành sản phẩm Nguồn nước và môi trường nuôi trồng: Nước phải đảm bảo chất lượng cao, không bị ô nhiễm bởi hóa chất hay kim loại nặng. Việc sử dụng hệ thống lọc tự nhiên như: hệ sinh thái nước ngọt, cát tự nhiên là bắt buộc. Để duy trì chất lượng nước và bảo vệ đa dạng sinh học. Tiêu chuẩn hữu cơ EU quy định kiểm tra nguồn nước ít nhất 6 tháng 1 lần. Để đảm bảo chất lượng nước luôn đạt tốt nhất. Thức ăn và phương pháp nuôi trồng: Thức ăn cho thủy sản phải được sản xuất theo phương pháp hữu cơ. Việc nuôi trồng thuỷ sản và rong biển cần hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến hệ sinh thái. Đảm bảo phúc lợi động vật và chất lượng sản phẩm. ✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Tại sao sản phẩm sạch nên có chứng nhận hữu cơ? 3.4. Yêu cầu đối với chế biến đóng gói Nguyên liệu: Chỉ sử dụng nguyên liệu hữu cơ được chứng nhận, không chứa chất phụ gia không được phép. Theo quy định, ít nhất 95% thành phần nông sản trong sản phẩm phải là hữu cơ để được gắn nhãn hữu cơ EU. Quy trình chế biến: Sản phẩm phải được chế biến theo cách giữ nguyên giá trị dinh dưỡng và đặc tính tự nhiên. Quy trình chế biến cần tuân thủ các yêu cầu về bảo đảm giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Bao gồm các phương pháp như sấy, làm lạnh, đông lạnh hoặc chế biến nhiệt ở mức độ thấp nhất. Không sử dụng phụ gia không cho phép: Chất bảo quản hóa học như sulfite hoặc các chất bảo quản tổng hợp khác bị cấm trong chế biến thực phẩm hữu cơ. Chỉ một số phụ gia tự nhiên được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm hữu cơ. Con dấu chứng nhận Organic được in trên bao bì bao giờ cũng rất thu người tiêu dùng. Vậy nên, bạn còn chần chờ gì mà không liên hệ với UCC Việt Nam ngay. Chúng tôi đảm bảo đem đến cho bạn trải nghiệm hài lòng. Với dịch vụ trọn gói, tối ưu cho từng theo thực trạng doanh nghiệp. Đồng hành cùng bạn từ khi bắt đầu tư vấn chứng nhận đến lúc đạt được chứng nhận. UCC VIệt Nam- lựa chọn tốt nhất khi doanh nghiệp đăng ký chứng nhận. 3.5. Yêu cầu về kiểm soát và chứng nhận Kiểm tra định kỳ: Các cơ sở sản xuất, chế biến và phân phối phải trải qua kiểm tra định kỳ hằng năm. Bởi các tổ chức chứng nhận được EU ủy quyền như: Certisys, Lacon, Ecocert, Soil Association,… Minh bạch thông tin: Toàn bộ quá trình sản xuất phải được ghi chép đầy đủ, lưu trữ trong ít nhất 5 năm và sẵn sàng cung cấp thông tin khi cần thiết. Việc ghi chép chi tiết giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đảm bảo tính minh bạch trong chuỗi cung ứng. 4. Kết luận Tuân thủ tiêu chuẩn hữu cơ EU không chỉ là cách để sản phẩm đạt chứng nhận quốc tế. Mà còn là bước tiến quan trọng để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và hệ sinh thái. Doanh nghiệp cần hiểu rõ các yêu cầu và chuẩn bị kỹ lưỡng. Để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe này. Hãy bắt đầu hành trình chinh phục thị trường Châu Âu bằng cách đầu tư vào sản xuất hữu cơ bền vững ngay hôm nay! Mọi thông tin cần hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ UCC VIỆT NAM qua: Hotline 036 7908639 email [email protected] để được nhân viên hỗ trợ tốt nhất!