Dịch vụ Tiêu chuẩn VietGAP là gì? Các yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi uccvietnam, 24/2/25 lúc 11:10.

  1. uccvietnam

    uccvietnam Member

    Tham gia ngày:
    5/7/24
    Bài viết:
    121
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Có bao giờ bạn thắc mắc tiêu chuẩn VietGAP là gì mà hiện nay rất nhiều nông dân quan tâm chưa? Ngay cả trong các siêu thị lớn, những sản phẩm rau sạch VietGAP luôn được săn đón. Vậy trong bài viết này, hãy cùng UCC Việt Nam tìm hiểu xem tiêu chuẩn VietGAP là gì nhé!
    [​IMG]
    VietGAP là tiêu chuẩn nông nghiệp phổ biến tại Việt Nam
    1. Tiêu chuẩn VietGAP là gì?
    1.1. Định nghĩa tiêu chuẩn VietGAP
    Tiêu chuẩn VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là bộ quy tắc hướng dẫn sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (BNN&PTNT) ban hành. VietGAP giúp kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất. Nhằm đảm bảo giữ vững chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và nâng cao phúc lợi cho người sản xuất.

    1.2. Mục tiêu
    VietGAP được áp dụng để đạt các mục tiêu chính sau:

    • Đảm bảo an toàn thực phẩm: Giúp kiểm soát dư lượng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật. Đảm bảo mang đến sản phẩm VietGAP sạch và an toàn đến tay người tiêu dùng.
    • Bảo vệ môi trường: Hạn chế tác động tiêu cực từ sản xuất nông nghiệp đến môi trường như ô nhiễm đất, nước và không khí.
    • Đảm bảo phúc lợi xã hội và sức khỏe của người sản xuất: Cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn, giảm rủi ro trong sản xuất. Đảm bảo an toàn cho nông dân.
    • Truy xuất nguồn sản phẩm gốc: Ghi chép, theo dõi quá trình sản xuất. Để đảm bảo minh bạch và nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường.
    ✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Chứng nhận GlobalG.A.P là gì? Bạn đã biết mục tiêu của nó chưa?

    2. Căn cứ pháp lý của tiêu chuẩn VietGAP
    Khác với các tiêu chuẩn quốc tế về nông nghiệp như: USDA Organic, EU Organic, GlobalG.A.P,… VietGAP là tiêu chuẩn trong nước, được xây dựng dựa trên bộ Tiêu chuẩn Việt Nam. Đó chính là TCVN 11892-1:2017 – bộ tiêu chuẩn quốc gia quy định về Thực hành nông nghiệp tốt.

    Vai trò then chốt của TCVN 11892-1:2017 thể hiện ở những điểm sau:

    • Cơ sở pháp lý vững chắc: TCVN 11892-1:2017 là căn cứ pháp lý quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng chính sách, quy định và hướng dẫn về VietGAP. Doanh nghiệp dựa vào đó để tuân thủ và thực hiện.
    • Tiêu chuẩn chất lượng đồng nhất: Giúp đảm bảo sự nhất quán và minh bạch trong quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn. Doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn này sẽ tạo ra sản phẩm chất lượng đồng đều, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
    • Cơ sở cho chứng nhận VietGAP: TCVN 11892-1:2017 là cơ sở để các tổ chức chứng nhận VietGAP đánh giá và cấp chứng nhận cho doanh nghiệp. Chứng nhận VietGAP là bằng chứng uy tín về chất lượng và an toàn của sản phẩm. Giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
    [​IMG]
    TCVN 11892-1:2017 đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý và chứng nhận VietGAP. Là nền tảng pháp lý vững chắc để doanh nghiệp xây dựng quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững. Đạt được những lợi ích to lớn về kinh tế, uy tín và thương hiệu.

    3. Các yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP trong nông nghiệp
    3.1. Yêu cầu chung
    [​IMG]
    4 yêu cầu chung của tiêu chuẩn VietGAP
    Tiêu chuẩn VietGAP đặt ra các nguyên tắc quan trọng. Để đảm bảo sản xuất nông nghiệp bền vững và an toàn:

    • An toàn thực phẩm: Kiểm soát nghiêm ngặt việc sử dụng chất hóa học, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Để hạn chế dư lượng độc hại trong sản phẩm.
    • Bảo vệ môi trường: Áp dụng các biện pháp canh tác giảm thiểu tác động tiêu cực đến đất, nước và hệ sinh thái.
    • Sức khỏe và phúc lợi xã hội: Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho người lao động. Cung cấp trang thiết bị bảo vệ và đào tạo đầy đủ về quy trình sản xuất an toàn.
    • Ghi chép và truy xuất nguồn gốc: Ghi lại toàn bộ quy trình sản xuất, giúp quản lý chất lượng sản phẩm. Đảm bảo tính minh bạch trong chuỗi cung ứng sản phẩm.
    [​IMG]
    3.2. Tiêu chuẩn VietGAP về ngành trồng trọt
    • Lựa chọn giống cây: Sử dụng giống cây trồng có nguồn gốc rõ ràng, không nhiễm bệnh. Có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, phù hợp với khí hậu Việt Nam.
    • Quản lý đất trồng: Đánh giá chất lượng đất trước khi canh tác. Sử dụng phân bón hữu cơ và hóa học hợp lý để, tránh gây thoái hoá nguồn đất.
    • Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Chỉ sử dụng thuốc trong danh mục cho phép. Tuân thủ nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng lượng, đúng thời điểm, đúng phương pháp).
    • Thu hoạch và bảo quản: Thu hoạch khi đủ chín, bảo quản trong môi trường sạch sẽ, tránh nhiễm khuẩn nhiễm trùng. Đảm bảo thời gian cách ly sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (đọc kỹ trên nhãn mác của thuốc BVTV).
    • Quản lý chất lượng sản phẩm: Thực hiện kiểm tra chất lượng định kỳ. Đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn trước khi xuất ra thị trường.
    ✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Chứng nhận nông nghiệp hữu cơ của USDA dành cho cây trồng

    3.3. Tiêu chuẩn VietGAP trong ngành chăn nuôi
    [​IMG]
    Những yêu cầu chính của tiêu chuẩn VietGAP trong chăn nuôi
    • Chọn giống và con giống: Sử dụng giống vật nuôi có chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái và nhu cầu thị trường.
    • Quản lý thức ăn chăn nuôi: Thức ăn phải có nguồn gốc rõ ràng, không chứa chất cấm, không bị ô nhiễm. Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm.
    • Điều kiện chăn nuôi: Trang trại phải thông thoáng, bảo đảm vệ sinh định kỳ, có hệ thống xử lý chất thải phù hợp.
    • Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh: Tiêm phòng đầy đủ, theo dõi sức khỏe vật nuôi thường xuyên, thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh tránh lây lan.
    • Đảm bảo phúc lợi động vật: Cung cấp cho động vật môi trường sống thoải mái. Không sử dụng chất kích thích tăng trưởng gây hại.
    • Quản lý sản phẩm chăn nuôi: Ghi chép đầy đủ về quá trình chăn nuôi. Sử dụng thuốc thú y theo đúng yêu cầu mà VietGAP đề ra.
    ✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Chứng nhận hữu cơ của Mỹ- Nâng tầm chất lượng trong chăn nuôi

    3.4. Tiêu chuẩn VietGAP trong ngành thủy sản
    • Quản lý chất lượng nước: Nước nuôi trồng phải đạt tiêu chuẩn sạch. Không bị ô nhiễm tạp chất, kim loại nặng hay vi sinh vật gây bệnh.
    • Chọn giống thủy sản: Sử dụng giống khỏe mạnh, không nhiễm bệnh, có nguồn gốc rõ ràng.
    • Thức ăn thủy sản: Phải có chứng nhận an toàn, không chứa kháng sinh hay chất độc hại.
    • Phòng chống dịch bệnh: Áp dụng các biện pháp phòng tránh và kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh ao nuôi định kỳ, sử dụng thuốc và chế phẩm sinh học an toàn.
    • Thu hoạch và bảo quản: Đảm bảo thu hoạch đúng lúc, bảo quản trong các điều kiện phù hợp để duy trì chất lượng (thường là trong nước lạnh hoặc cấp đông nhanh).
    ✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Tìm hiểu các tiêu chuẩn GlobalG.A.P cụ thể dành cho thuỷ sản

    4. Kết luận
    Tiêu chuẩn VietGAP là một bước tiến mới trong ngành nông nghiệp Việt Nam. Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị thương hiệu. Mở rộng cơ hội tiêu thụ trong nước cũng như quốc tế. Không chỉ giúp doanh nghiệp và nông sản sản xuất an toàn, bền vững. VietGAP còn góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Để phát triển bền vững và nâng cao sức mạnh cạnh tranh. Các doanh nghiệp và nông dân nên chủ động áp dụng tiêu chuẩn VietGAP vào quy trình sản xuất của mình.

    Mọi thông tin cần hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ UCC VIỆT NAM qua:
    Hotline 036 7908639 email [email protected] để được nhân viên hỗ trợ tốt nhất!

    ✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Chứng nhận VietGAP: Nâng tầm sản phẩm nông nghiệp
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này