Tin tức Tìm hiểu các tiêu chuẩn GlobalG.A.P cụ thể dành cho thuỷ sản

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi uccvietnam, 14/2/25 lúc 10:35.

  1. uccvietnam

    uccvietnam Member

    Tham gia ngày:
    5/7/24
    Bài viết:
    119
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Trong bối cảnh ngành thủy sản Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào thị trường quốc tế. Việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng trở thành yếu tố quan trọng để nâng cao uy tín và giá trị sản phẩm. Một trong những tiêu chuẩn được nhiều doanh nghiệp thuỷ sản quan tâm là GlobalG.A.P – bộ tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu. Đối với ngành sản xuất thủy sản, tiêu chuẩn này giúp đảm bảo sản phẩm an toàn, truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.

    [​IMG]
    Áp dụng tiêu chuẩn GlobalG.A.P mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp thuỷ sản
    1. Tiêu chuẩn GlobalG.A.P thuỷ sản là gì?
    Tiêu chuẩn GlobalG.A.P (Good Agricultural Practice) là một hệ thống tiêu chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo thực hành sản xuất nông nghiệp bền vững, bao gồm cả lĩnh vực thủy sản. Tiêu chuẩn này được xây dựng với toàn bộ sản phẩm được kiểm soát theo tiêu chuẩn. Từ nguồn cung cấp thức ăn, con giống, điều kiện nuôi dưỡng, cuối cùng là phân phối sản phẩm.

    Việc áp dụng tiêu chuẩn GlobalG.A.P giúp doanh nghiệp thủy sản:

    • Đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm hàng đầu.
    • Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm thuỷ sản Việt Nam.
    • Tăng khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường khó tính như Châu Âu.
    • Thúc đẩy phát triển bền vững trong ngành nuôi trồng thủy sản.
    ✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Làm sao để doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn GlobalG.A.P cho rau?

    2. Các tiêu chuẩn GlobalG.A.P cụ thể trong nuôi trồng thuỷ sản
    2.1. Chất lượng nước
    Chất lượng nước nuôi trồng thủy sản là yếu tố quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Các chỉ tiêu như độ mặn (lý tưởng cho tôm sú thường từ 25-35‰), độ pH (7-8), và hàm lượng oxy hòa tan (tối thiểu 5mg/L). Nhiệt độ và nồng độ các chất dinh dưỡng hoà tan trong nước cũng cần được kiểm soát chặt chẽ. Nếu các chỉ tiêu này vượt quá giới hạn cho phép, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự sinh trưởng của thủy sản. Dẫn đến giảm năng suất và tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp.

    Việc giám sát thường xuyên giúp doanh nghiệp đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho thủy sản, hạn chế rủi ro dịch bệnh và giảm thiểu tác động đến môi trường.

    Dưới đây là bảng tổng hợp các chỉ tiêu chất lượng nước cho một số loài thủy sản:

    Loài thủy sản Độ mặn (‰) Độ pH Oxy hòa tan (mg/L) Nhiệt độ (°C)
    Tôm sú 25-35 7-8 ≥ 5 28-32
    Cá rô phi 0-5 7-8 ≥ 3 25-30
    Cá trắm cỏ 0-5 7-8 ≥ 3 25-30
    Cá chép 0-5 7-8 ≥ 3 20-28
    Tôm thẻ chân trắng 15-30 7-8 ≥ 5 28-32
    Hàu 15-30 7.5-8.5 ≥ 5 20-30
    ✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Chứng nhận hữu cơ của Mỹ- Nâng tầm chất lượng trong chăn nuôi

    2.2. Thức ăn
    Tiêu chuẩn GlobalG.A.P yêu cầu sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, không chứa các chất cấm, bảo quản trong điều kiện phù hợp. Ngoài ra, doanh nghiệp cần nắm đầy đủ thông tin về loại thức ăn sử dụng để đảm bảo truy xuất nguồn gốc khi cần thiết.

    Thức ăn cho thuỷ sản cũng phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Bổ sung thêm các chất như probiotics, enzyme có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa của thủy sản. Tăng cường sức đề kháng của thuỷ sản và giảm thiểu sử dụng kháng sinh.

    – Ví dụ về tỷ lệ dinh dưỡng trong thức ăn của tôm sú trưởng thành:

    Tôm sú trưởng thành cần một chế độ ăn giàu protein, lipid, vitamin và khoáng chất. Tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng này có thể thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng, nhiệt độ nước và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một chế độ ăn điển hình cho tôm sú trưởng thành có thể bao gồm:

    • Protein: 35-40%
    • Lipid: 5-7%
    • Carbohydrate: 25-30%
    • Xơ: 3-5%
    • Vitamin và khoáng chất: Canxi, photpho, vitamin C, vitamin E…
    Vậy nên, một nguồn thức ăn đầy đủ các nhóm chất sẽ giúp tôm phát triển khoẻ mạnh, tối ưu chi phí cho doanh nghiệp vì hạn chế sử dụng kháng sinh. Cũng nhờ đó mà chất lượng sản phẩm được đẩy lên hàng đầu.

    2.3. Các yêu cầu về phòng bệnh
    Tiêu chuẩn GlobalG.A.P yêu cầu các nhà sản xuất thuỷ sản phải có biện pháp quản lý chặt chẽ các yếu tố sinh học. Bao gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây bệnh cho thủy sản. Mục tiêu chính là ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh. Đảm bảo sức khỏe cho thuỷ sản và chất lượng sản phẩm. Cụ thể là:

    Phòng bệnh:

    • Tiêm phòng: Tiêu chuẩn GlobalG.A.P khuyến khích việc tiêm phòng cho thuỷ sản. Điều này không chỉ giúp ngăn ngừa dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của thủy sản. Mà còn góp phần đảm bảo chất lượng thuỷ sản Việt. Đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, cần đảm bảo tiêm phòng cho thủy sản theo đúng lịch và sử dụng vaccine an toàn.
    • Sử dụng chế phẩm sinh học: Sử dụng các chế phẩm sinh học để cải thiện chất lượng nước, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
    Quản lý dịch bệnh:

    • Phát hiện sớm: Thường xuyên kiểm tra sức khỏe của thủy sản để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh.
    • Thông báo: Thông báo ngay cho cơ quan chức năng khi phát hiện dịch bệnh.
    • Xử lý kịp thời: Áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
    [​IMG]
    6 tiêu chuẩn cụ thể mà GlobalG.A.P đặt ra
    2.4. Thuốc thú y
    Doanh nghiệp chỉ được sử dụng thuốc khi cần thiết và phải tuân thủ các quy định mà GlobalG.A.P đặt ra. Bao gồm các yêu cầu:

    • Sử dụng đúng loại thuốc được phép trong danh mục quy định.
    • Lập kế hoạch phòng bệnh thay vì sử dụng kháng sinh.
    • Tuân thủ thời gian ngừng thuốc trước khi thu hoạch để tránh tồn dư trong sản phẩm.
    2.5. Vệ sinh
    Đảm bảo bảo vệ hệ sinh thái trong quá trình nuôi trồng, thu hoạch và chế độ là yếu tố quan trọng giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn chéo. Một số yêu cầu bao gồm:

    • Thường xuyên vệ sinh ao nuôi để loại bỏ chất thải, xác chết.
    • Kiểm soát chặt chẽ nguồn nước và nước thải, xử lý trước khi thải ra môi trường.
    2.6. Thu hoạch và bảo quản
    Thu hoạch và bảo quản đúng cách giúp duy trì chất lượng sản phẩm sau khi rời khỏi ao nuôi. Một số yêu cầu bao gồm:

    • Thu hoạch thuỷ sản đúng thời điểm, phân loại và làm mát ngay sau khi thu hoạch.
    • Bảo quản sản phẩm trong thùng chứa sạch sẽ, điều kiện nhiệt độ thích hợp ngay sau khi thu hoạch.
    • Vận chuyển đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh nhiễm khuẩn chéo. Giảm tối đa thời gian vận chuyển để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
    ✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Tăng uy tín và doanh thu nhờ chứng nhận GlobalG.A.P cho trái cây

    3. Cơ hội của thuỷ sản đạt tiêu chuẩn GlobalG.A.P tại Việt Nam
    3.1. Thực trạng
    Tại Việt Nam, số lượng doanh nghiệp và hộ nuôi đạt được chứng nhận GlobalG.A.P vẫn còn hạn chế. Theo báo cáo của Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS), tính đến năm 2023. Chỉ khoảng 5% diện tích nuôi trồng thủy sản trên cả nước đạt được chứng nhận này. Việc áp dụng GlobalG.A.P chủ yếu tập trung ở các tỉnh có ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh như Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu và An Giang.

    3.2. Cơ hội
    • Nhu cầu thị trường ngày càng cao: Các thị trường như EU, Mỹ, Nhật Bản ưu tiên nhập thủy sản đạt chứng nhận GlobalG.A.P. Giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các thị trường đầy tiềm năng này. Tuy nhiên, chứng nhận này chưa được phổ biến tại Việt Nam. Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đang có nhu cầu đăng ký chứng nhận, trở thành người dẫn đầu xu hướng mới.
    [​IMG]
    • Chính sách hỗ trợ từ nhà nước: Chính phủ Việt Nam đang khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như GlobalG.A.P thông qua các chương trình hỗ trợ tài chính và đào tạo.
    • Sự phát triển của các tổ chức chứng nhận: Hiện nay, có nhiều tổ chức uy tín cung cấp dịch vụ chứng nhận GlobalG.AP tại Việt Nam, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận quy trình đánh giá và chứng nhận.
    4. Lý do nên chọn UCC Việt Nam để tư vấn về tiêu chuẩn GlobalG.A.P cho sản phẩm thuỷ sản
    [​IMG]5. Kết luận
    Việc áp dụng tiêu chuẩn GlobalG.A.P thuỷ sản không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm. Mà còn tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với sự hỗ trợ từ các tổ chức tư vấn như UCC Việt Nam, doanh nghiệp có thể dễ dàng đạt được chứng nhận và tận dụng các cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp tối ưu khi đăng ký chứng nhận GlobalG.A.P, hãy liên hệ với UCC Việt Nam ngay hôm nay!

    Chúng tôi cam kết hỗ trợ doanh nghiệp theo các tiêu chí sau:

    – Tư vấn, đào tạo xây dựng hệ thống sản xuất đạt chuẩn GlobalG.A.P
    – Chuẩn bị, xây dựng hồ sơ phục vụ cho đăng ký chứng nhận
    – Tư vấn lựa chọn tổ chức chứng nhận phù hợp
    – Đăng ký chứng nhận, đánh giá kiểm tra nội bộ trước khi đánh giá chính thức từ tổ chức chứng nhận
    – Cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp đến khi đạt chứng nhận

    Liên hệ ngay với chúng tôi để tìm hiểu quy trình và tư vấn chứng nhận GlobalG.A.P ngay!

    UCC VIỆT NAM cung cấp dịch vụ trọn gói, chuyên nghiệp
    [img decoding="async" alt="" src="https://ucc.com.vn/wp-content/themes/flatsome-child/img/phone-icon-1.png" > 036 790 8639
    [​IMG]Chat Zalo UCC
    [​IMG] Nhận báo giá
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này