Hiện nay, các sản phẩm rau sạch đạt tiêu chuẩn GlobalG.A.P ngày càng được ưa chuộng tại các siêu thị trong và ngoài nước. Tận dụng thổ nhưỡng và khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã phát triển từ mô hình trồng rau truyền thống sang đạt chuẩn GlobalG.A.P. Hãy cùng UCC Việt Nam tìm hiểu về tiêu chuẩn GlobalG.A.P cho rau tại bài viết dưới đây! Tiêu chuẩn GlobalG.A.P cho rau là tiêu chuẩn rất phổ biến trong ngành nông nghiệp thế giới 1. Thực trạng và triển vọng của GlobalG.A.P tại Việt Nam Trong những năm gần đây, nhu cầu về thực phẩm sạch, an toàn ngày càng tăng cao. Làm cho nhiều doanh nghiệp nông nghiệp tại Việt Nam tìm đến các tiêu chuẩn quốc tế như GlobalG.A.P. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến năm 2023. Việt Nam có hơn 500 cơ sở sản xuất rau đạt chứng nhận GlobalG.A.P. Chủ yếu tập trung tại các vùng chuyên canh như Lâm Đồng, Đồng Nai, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Con số này tăng 10-15% qua mỗi năm cho thấy xu hướng này ngày càng phát triển. Với sự hỗ trợ từ chính sách của Chính phủ và ứng dụng công nghệ nông nghiệp số giúp quy trình chứng nhận trở nên đơn giản hơn. Đồng thời, nhiều thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản đã xem chứng nhận GlobalG.A.P là điều kiện bắt buộc. Mở ra cơ hội xuất khẩu lớn cho sản phẩm rau Việt. Trong tương lai, việc thúc đẩy liên kết chuỗi sản xuất – tiêu thụ sản phẩm sạch sẽ giúp tiêu chuẩn này trở thành nền tảng quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam. Vậy nên, đăng ký chứng nhận GlobalG.A.P ngay hôm nay là bước tiến quan trọng của mọi doanh nghiệp. 2. Các tiêu chuẩn GlobalG.A.P cho rau Doanh nghiệp cần tuân thủ các yêu cầu sau để sản phẩm đạt được tiêu chuẩn GlobalG.A.P cho rau: 2.1. Quản lý đất trồng trọt theo tiêu chuẩn GlobalG.A.P cho rau: Chuẩn bị đất: Đảm bảo đất trồng không bị ô nhiễm. Có lịch sử trồng trọt rõ ràng và được cải tạo phù hợp trước khi canh tác, trồng trọt. Kiểm soát sâu bệnh: Tiêu chuẩn GlobalG.A.P cho rau yêu cầu áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Để giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Sử dụng hợp lý phân bón: Hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón hóa học. Ưu tiên sử dụng phân hữu cơ để tạo ra đất tự nhiên, giàu dinh dưỡng. 2.2. Quản lý nguồn nước: Nguồn nước sạch: Sử dụng nguồn nước không bị ô nhiễm. Đảm bảo an toàn cho cây trồng và sức khoẻ của người tiêu dùng. Hệ thống tưới tiêu hiệu quả: Thiết lập hệ thống tưới tiêu phù hợp để tối ưu hóa việc sử dụng nước và giảm xói mòn đất. 2.3. Quản lý thuốc bảo vệ thực vật: Sử dụng đúng loại, đúng lượng, đúng thời điểm: Chỉ sử dụng các loại thuốc được cấp phép, tuân thủ hướng dẫn sử dụng. Đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn GlobalG.A.P cho rau. Giám sát dư lượng: Thực hiện kiểm tra định kỳ để đảm bảo dư lượng thuốc trong sản phẩm không vượt quá giới hạn cho phép. ✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Tiêu chuẩn GlobalG.A.P- Nền tảng cho nông nghiệp bền vững 2.4. Quản lý giống: Chọn giống cây: Sử dụng giống có nguồn gốc rõ ràng, không mang mầm bệnh. Ưu tiên chọn những giống cây có khả năng kháng bệnh, phù hợp với điều kiện tự nhiên tại nơi trồng trọt. Giữ nguồn giống: Bảo quản và nhân giống theo phương pháp khoa học để duy trì chất lượng và năng suất. 2.5. Thu hoạch và sau thu hoạch: Thu hoạch đúng kỹ thuật: Thực hiện thu hoạch theo thời gian thích hợp, sử dụng công cụ sạch sẽ và tránh ô nhiễm sản phẩm. Lưu trữ và bảo quản sản phẩm: Làm mát sản phẩm nhanh ngay sau khi thu hoạch. Các tiêu chí như: nhiệt độ, độ ẩm, ngày thu hoạch, số lượng sản phẩm phải được ghi chép rõ ràng. Giúp các cơ quan quản lý dễ dàng khi truy xuất nguồn gốc. Đóng gói và vận chuyển: Đóng gói sản phẩm vào bao bì phù hợp, có đầy đủ thông tin về sản phẩm. Vận chuyển bằng xe chuyên dụng có hệ thống làm mát để bảo quản rau. 2.6. Ghi chép và lưu trữ hồ sơ theo tiêu chuẩn GlobalG.A.P cho rau: Ghi đầy đủ: Lưu trữ thông tin về quá trình sản xuất, từ giai đoạn chuẩn bị đất, trồng trọt, chăm sóc đến mục tiêu và sau thu hoạch. Rõ ràng sơ đồ: Đảm bảo hồ sơ rõ ràng. Đúng với quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Lưu trữ tất cả hồ sơ để chuẩn bị cho quá trình tái chứng nhận sau này. Những tiêu chuẩn này tạo nên một sản phẩm sạch, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng 3. Những câu hỏi thường gặp về chứng nhận GlobalG.A.P cho rau Nhiều doanh nghiệp quan tâm đến việc đạt chứng nhận GlobalG.A.P nhưng vẫn còn nhiều thắc mắc. Dưới đây là một thắc mắc mà doanh nghiệp thường gặp: Thời gian để đạt được chứng nhận GlobalG.A.P là bao lâu? Thời gian để đạt được chứng nhận GlobalG.A.P phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Như quy mô sản xuất, hệ thống quản lý hiện tại của doanh nghiệp và sự phối hợp với tổ chức chứng nhận. Tìm hiểu tại bài viết chi tiết về thời gian chứng nhận dưới đây: ✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Làm thế nào để tối ưu thời gian chứng nhận GlobalG.A.P? Chi phí để đạt chứng nhận GlobalG.A.P là bao nhiêu? Chi phí để đạt chứng nhận GlobalG.A.P bao gồm phí đăng ký, phí đánh giá, phí duy trì và các chi phí liên quan đến việc nâng cấp hệ thống. Chi phí cụ thể: ✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Tiết lộ chi phí chứng nhận GlobalG.A.P- Có đáng để doanh nghiệp đầu tư? Hồ sơ cần chuẩn bị để đạt chứng nhận GlobalG.A.P là gì? Để đạt được chứng nhận, doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ. Bao gồm các tài liệu được nhắc đến trong bài viết dưới đây: ✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Bí quyết xây dựng hồ sơ để chứng nhận GlobalG.A.P thành công Các loại rau nào có thể đạt chứng nhận GlobalG.A.P? Hầu hết các loại rau đều có thể đạt được chứng nhận. Miễn là đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn GlobalG.A.P cho rau. Một số loại rau phổ biến mà nhiều doanh nghiệp Việt đã đạt được chứng nhận bao gồm: xà lách, cà chua bi, măng tây, rau thơm, dưa chuột… Lợi ích khi đạt được chứng nhận GlobalG.A.P? Chứng nhận GlobalG.A.P mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu, xây dựng hình ảnh thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh và góp phần vào sự phát triển bền vững. Đó cũng là lý do mà nhiều doanh nghiệp lại lựa chọn chứng nhận GlobalG.A.P. Dù không có nhu cầu xuất khẩu, nhưng sản phẩm rau đạt chứng nhận của doanh nghiệp có thể được bày bán ở siêu thị với giá trị cao. 4. Kết luận Tiêu chuẩn GlobalG.A.P là một bộ tiêu chuẩn mà doanh nghiệp phải tuân theo để đạt được chứng nhận. Mặc dù quá trình đạt chứng nhận đòi hỏi sự đầu tư về thời gian và tài chính. Nhưng những lợi ích mà nó mang lại là hoàn toàn xứng đáng. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành dịch vụ tư vấn chứng nhận. UCC Việt Nam mang đến nhiều dịch vụ tư vấn các chứng nhận phổ biến trong ngành nông nghiệp như: VietGAP, USDA Organic, EU Organic,… Với dịch vụ tư vấn chứng nhận GlobalG.A.P trọn gói từ A-Z tại UCC Việt Nam. Lộ trình tư vấn bao gồm: – Tư vấn, đào tạo xây dựng hệ thống sản xuất đạt chuẩn GlobalG.A.P – Chuẩn bị, xây dựng hồ sơ phục vụ cho đăng ký chứng nhận – Tư vấn lựa chọn tổ chức chứng nhận phù hợp – Đăng ký chứng nhận, đánh giá kiểm tra nội bộ trước khi đánh giá chính thức từ tổ chức chứng nhận – Cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp đến khi đạt chứng nhận Liên hệ ngay với chúng tôi để tìm hiểu quy trình và đăng ký chứng nhận GlobalG.A.P! UCC VIỆT NAM cung cấp dịch vụ trọn gói, chuyên nghiệp 036 790 8639 Chat Zalo UCC Nhận báo giá