Thẩm Định Giá Các tiêu chuẩn, kiểm soát và quản lý trong hoạt động thẩm định giá

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi Ngọc Tuân, 7/11/24 lúc 17:02.

  1. Ở tất cả các nước, các thẩm định viên độc lập, các công ty nhà nước và tư nhân với nhiều hình thức sở hữu khác nhau muốn được hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá đều phải đạt một số tiêu chuẩn nhất định do Chính phủ quy định.

    1. Các tiêu chuẩn trong hoạt động thẩm định giá

    1.1. Đối với các thẩm định viên chuyên nghiệp:

    Do đặc điểm của hoạt động thẩm định giá liên quan đến lợi ích kinh tế của các thành phần kinh tế chủ thể kinh doanh, chủ thể sử dụng trong xã hội nên nếu muốn được xã hội thừa nhận tất yếu đòi hỏi người làm thẩm định giá phải đạt một số tiêu chuẩn và phẩm chất nhất định khi hoạt động dịch vụ này, theo Nghị định Số: 89/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật giá về thẩm định giá được Chính phủ ban hành ngày 06 tháng 08 năm 2013:

    – Có năng lực hành vi dân sự.

    – Có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan.

    – Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành vật giá, thẩm định giá và các ngành gồm: Kinh tế, kinh tế – kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá do các tổ chức đào tạo hợp pháp ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.

    – Có thời gian công tác thực tế theo chuyên ngành đào tạo từ 36 tháng trở lên tính từ ngày có bằng tốt nghiệp đại học theo chuyên ngành quy định tại Khoản 3 Điều này.

    – Có Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá do cơ quan, tổ chức có chức năng đào tạo chuyên ngành thẩm định giá cấp theo quy định của Bộ Tài chính, trừ các trường hợp sau:

    + Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học trong nước hoặc nước ngoài về chuyên ngành vật giá, thẩm định giá;

    + Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ngành kinh tế, kinh tế – kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá và đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành thẩm định giá.

    – Có Thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính cấp.

    Ngoài ra thẩm định viên cần phải có:

    – Chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo và phải chải qua một số năm hoạt động về thẩm định giá. Là người có kinh nghiệm nghề nghiệp trong lĩnh vực thẩm định giá.

    – Phải tuân thủ quy tắc hành nghề thẩm định giá là do Nhà nước hoặc các tổ chức nghề nghiệp quy định. Phải có đạo đức nghề nghiệp, đó là sự trung thực, sự công bằng, đảm bảo bí mật và không gây ra mâu thuẫn về lợi ích cho khách hàng.

    Các thẩm định viên, các cơ quan quản lý nhà nước, các Hiệp hội ngành nghề, các tổ chức hành nghề thẩm định giá của từng nước luôn chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn của người hành nghề thẩm định giá bằng nhiều biện pháp thông qua sự phân chia cấp độ thẩm định giá viên (người tập sự, thẩm định viên, thẩm định viên cao cấp…) để tiêu chuẩn hoá và ngày càng nâng cao chất lượng nguồn lực này.

    1.2. Đối với các công ty thẩm định giá:

    Ở tất cả các nước, các công ty thẩm định giá muốn được cấp giấy phép hành nghề đều phải đáp ứng một số tiêu chí nhất định do luật pháp của mỗi nước quy định. Ví dụ, tại Trung Quốc, muốn thành lập công ty thẩm định giá phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

    + Phải có ít nhất 3 chuyên gia đã được cấp phép hành nghề thẩm định giá và một số cộng tác viên ở các ngành có liên quan quan đến chuyên môn cần thẩm định như xây dựng, chế tạo máy,…

    + Phải có nhân sự để tổ chức đủ 5 bộ phận, bao gồm: bộ phận thẩm định giá tài sản, bộ phận thẩm định giá máy, thiết bị, bộ phận thẩm định giá công trình xây dựng, bộ phận kiểm toán, bộ phận pháp chế.

    + Phải có đủ vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

    Tại Việt Nam theo Nghị định Số: 89/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật giá về thẩm định giá được Chính phủ ban hành ngày 06 tháng 08 năm 2013.

    – Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội và quy định của pháp luật về thẩm định giá.

    – Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá được tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ về thẩm định giá và thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến hoạt động về thẩm định giá sau:

    + Nghiên cứu, cập nhật tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tếđể đề xuất với Bộ Tài chính xem xét ban hành hoặc bổ sung sửa đổi Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam cho phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam và thông lệ quốc tế;

    + Phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá;

    + Phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá và việc chấp hành các quy định của Nhà nước về thẩm định giá đối với doanh nghiệp thẩm định giá là hội viên;

    + Cung cấp thông tin cho Bộ Tài chính về hoạt động của hội viên để phục vụ công tác quản lý nhà nước về thẩm định giá;

    + Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động thẩm định giá; phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện công tác tuyên truyền về cơ chế, chính sách quản lý điều hành của Nhà nước trong lĩnh vực giá;

    + Tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về thẩm định giá theo quy định của pháp luật về hội.

    Bộ Tài chính quy định cụ thể chế độ báo cáo của tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá đối với việc thực hiện nhiệm vụ được giao tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định Số: 89/2013/NĐ-CP.

    2. Kiểm soát và quản lý trong hoạt động thẩm định giá

    Để kiểm soát và quản lý hoạt động thẩm định giá phát triển đúng hướng, phát huy được vai trò tích cực trong nền kinh tế, Chính phủ các nước đều quan tâm xây dựng hành lang pháp lý, quản lý và điều hành bằng pháp luật.

    2.1. Hệ thống điều hành quản lý bằng luật pháp với các dạng chung là:

    – Ở những nước công nghiệp phát triển, người ta chú ý xây dựng khá hoàn chỉnh hệ thống luật pháp cần thiết cho sự điều hành vĩ mô nền kinh tế của Chính phú, trong đó có dịch vụ thẩm định giá

    – Ở những nước đang phát triền (ví dụ các nước trong khối ASEAN) thì mức độ hoàn thiện hệ thống luật pháp cho hoạt động thẩm định giá phụ thuộc khá lớn vào trình độ phát triển kinh tế, năng lực điều chỉnh hành của Chính phủ và thời gian ứng dụng dịch vụ này.

    – Hình thành các cơ quan của Chính phủ để quản lý hoạt động thẩm định giá và các tổ chức xã hội nghề nghiệp theo luật ban hành. Thường các nước có một hoặc hai Bộ chịu trách nhiệm.

    – Thành lập các Hiệp hội nghề nghiệp phi chính phủ. Thông qua điều lệ, tiêu chuẩn, quy định của ngành và Hội để kiểm soat và chế tài hoạt động của cá nhân và tổ chức hành nghề thẩm định giá. Nhiều nước Trung Quốc, Hội thẩm định giá được chính phủ bảo trợ thành lập, hỗ trợ kinh phí và uỷ quyền thực hiện một số chức năng quản lý nhà nước như cấp giấy phép hoạt động, ban hành các tiêu chuẩn, quy tắc thẩm định giá,…

    2.2. Tại Việt Nam quản lý nhà nước về thẩm định giá:

    – Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển nghề thẩm định giá ở Việt Nam.

    – Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thẩm định giá, Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

    – Thẩm định giá tài sản nhà nước theo quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

    – Quy định chế độ báo cáo, thu thập, tổng hợp thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cung cấp thông tin và quản lý nhà nước về thẩm định giá.

    – Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá; quản lý và tổ chức thi, cấp và thu hồi Thẻ thẩm định viên về giá; quản lý, cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.

    – Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về thẩm định giá.

    – Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế về thẩm định giá.

    2.3. Thẩm quyền quản lý nhà nước về thẩm định giá

    – Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thẩm định giá.

    – Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thẩm định giá có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    + Xây dựng, trình Chính phủ quyết định chiến lược và kế hoạch phát triển nghề thẩm định giá ở Việt Nam;

    + Xây dựng, trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về thẩm định giá, Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam;

    + Tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển nghề thẩm định giá, các văn bản quy phạm pháp luật về thẩm định giá, Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam;

    + Quy định điều kiện dự thi, việc tổ chức thi và điều kiện để cấp Thẻ thẩm định viên về giá; quản lý, cấp và thu hồi Thẻ thẩm định viên về giá;

    + Quy định về đào tạo, cấp chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá; bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá cho thẩm định viên về giá hành nghề;

    + Quy định về tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức về thẩm định giá;

    + Quy định mẫu, cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; quy định về đăng ký và quản lý hành nghề thẩm định giá; công khai danh sách thẩm định viên về giá hành nghề và danh sách các doanh nghiệp thẩm định giá trong cả nước;

    + Quy định về mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp đối với doanh nghiệp thẩm định giá;

    + Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thẩm định giá đối với doanh nghiệp thẩm định giá, tổ chức nghề nghiệp thẩm định giá theo quy định của pháp luật;

    + Thực hiện hợp tác quốc tế về thẩm định giá;

    + Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về thẩm định giá;

    + Tổng kết, đánh giá về hoạt động thẩm định giá; quy định về kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá và việc chấp hành các quy định của Nhà nước về thẩm định giá;

    + Thực hiện việc thẩm định giá hoặc chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

    + Quy định chế độ báo cáo, thu thập, tổng hợp thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cung cấp thông tin và quản lý nhà nước về thẩm định giá.

    2.4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

    – Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thẩm định giá thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình;

    – Phân công và tổ chức thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước quy định tại Khoản 2 Điều 31 và Điều 44 của Luật giá thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý theo quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; quy định về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan;

    – Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về thẩm định giá thuộc phạm vi quản lý.

    2.5. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

    – Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thẩm định giá thuộc phạm vi quản lý của địa phương;

    – Phân công và tổ chức thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước quy định tại Khoản 2 Điều 31 và Điều 44 của Luật giá thuộc địa phương quản lý theo quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan;

    – Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về thẩm định giá thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

    3. Các tổ chức thẩm định giá quốc tế và khu vực

    Hội là một tổ chức nghề nghiệp độc lập, phi chính phủ. Là hình thức tổ chức được các nước ưa chuộng, không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn phát triển trên phạm vi khu vực và thế giới. Trong phạm vi khu vực có Hiệp hội những thẩm định viên giá Bắc Mỹ ( UPAV), Hiệp hội những thẩm định viên về giá các nước ASEAN (AVA)…

    Trên phạm vi thế giới có Uỷ ban Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế (IVSC) – đây là cơ quan đầu não chịu trách nhiệm xây dựng, phổ cập các tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế và khuyến khích các khu vực kinh tế, các quốc gia áp dụng phù hợp với điều kiện cụ thể.

    Mục địch của Hiệp hội là nhằm thiết lập tiêu chuẩn của ngành, tạo sự thống nhất trong phạm vi khu vực và toàn cầu để trao đổi thông tin, phương pháp và kinh nghiệm thẩm định, nâng cao năng lực và trình độ các thẩm định viên, hỗ trợ giữa các nước với nhau để phát triển công nghệ thẩm định giá – là công nghệ khá mới mẻ ở nhiều nước hiện nay. Dước đây là một vài đơn cử về hoạt động của các Hội mang tính thể giới và khu vực:

    Uỷ ban tiêu chuẩn thẩm định giá Quốc tế ( Internationl Valuation Standard Committee – IVSC) là một tổ chức phi chính phủ được thành lập với mục đích là đưa ra các tiêu chuẩn thẩm định giá, hướng dẫn các phương pháp thẩm định giá, tiến tới thống nhất tiêu chuẩn quốc tế về thẩm định giá. Thành viên tham gia là các hội thẩm định giá chuyên nghiệp từ khắp nơi trên thế giới, và tuân thủ các quy định của Uỷ ban.

    Hiệp hội Thẩm định viên về giá ASEAN ( Asean Valuer Association – AVA) là một tổ chức phi chính phủ. Mục tiêu hoạt động của Hội là củng cố quan hệ hợp tác giữa các thẩm định viên của các nước thành viên trong khối ASEAN, triển khai và thúc đẩy sự phát triển nghề thẩm định giá trong khu vực.

    Việt Nam đã là thành viên của Hiệp hội Thẩm định viên về giá ASEAN, qua đó đã tham gia các hội nghị thường niên, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong đào tạo, xây dựng tiêu chuẩn thẩm định giá,…

    Nguồn: Tổng Hợp​

    Rate this post

    Bài viết Các tiêu chuẩn, kiểm soát và quản lý trong hoạt động thẩm định giá đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Công ty TNHH Định giá Bến Thành – Hà Nội.

    Continue reading...
     
  2. Nguyen Văn Hổ

    Nguyen Văn Hổ New Member

    Tham gia ngày:
    Thứ ba
    Bài viết:
    9
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Kênh Rao Vặt Mới Nhất - Diễn Đàn Rao Vặt Free, Raovat #1 VN

    Truy cập tại: https://kenhraovatvn.com/


    Kênh Rao Vặt VN, một trong những diễn đàn rao vặt hàng đầu tại Việt Nam, đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua cho những ai muốn mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, hoặc tìm kiếm cơ hội việc làm.


    Với một giao diện thân thiện và dễ sử dụng, Kênh Rao Vặt VN cung cấp một nền tảng mạnh mẽ cho người dùng để đăng tin mua bán, quảng cáo sản phẩm, và tìm kiếm dịch vụ một cách nhanh chóng và tiện lợi. Điểm nổi bật của Kênh Rao Vặt VN là khả năng kết nối người mua và người bán một cách trực tiếp, giúp quá trình giao dịch trở nên minh bạch và hiệu quả.


    Nếu bạn đang tìm kiếm một kênh rao vặt trực tuyến có uy tín và hiệu quả tại Việt Nam, Kênh Rao Vặt VN chắc chắn là một lựa chọn không thể bỏ qua. Hãy truy cập và khám phá những cơ hội mua bán, quảng cáo hấp dẫn ngay hôm nay!
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này