Tin tức Những tai nạn phòng thí nghiệm thường gặp và cách xử lý

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi Nga Lưu, 9/10/24.

  1. Nga Lưu

    Nga Lưu Member

    Tham gia ngày:
    15/7/24
    Bài viết:
    296
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Những tai nạn phòng thí nghiệm thường gặp và cách xử lý
    Dưới đây là những tai nạn phòng thí nghiệm thường gặp mà các nhà nghiên cứu có thể gặp phải:

    Bỏng nhiệt
    Bỏng nhiệt là một trong những tai nạn phổ biến. Tuỳ vào mức độ bỏng nặng hay nhẹ mà nó sẽ gây tổn thương đến các lớp tế bào bên trong da như gân, cơ, khớp, xương, mạch máu, dây thần kinh,... Để tránh những biến chứng nghiêm trọng, người bị bỏng nhiệt cần phải được sơ cứu kịp thời.

    [​IMG]

    Bỏng nhiệt - Tai nạn phòng thí nghiệm thường gặp
    Nếu gặp phải tai nạn này, các bạn có thể xử lý như sau:

    • Trường hợp bỏng do lửa hãy dùng cát, nước, áo khoác hoặc mảnh vải để dập lựa, ngăn nguy cơ lửa cháy lan rộng.
    • Tiến hành sơ cứu bằng cách rửa nhẹ vết thương bằng nước sạch trong vòng 10-15 phút, để làm dịu vết thương, tránh sưng đau. Lưu ý: Không được dùng đá lạnh chườm lên vết thương.
    • Dùng gạch vô trùng băng bó vùng bị bỏng, tránh tiếp xúc bụi bẩn có thể gây nhiễm trùng.
    • Nếu tình trạng bỏng nặng cần đưa người đó đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế để xử lý vết thương.
    Bỏng do hoá chất
    Có nhiều loại hoá chất độc hại, không được để tiếp xúc trực tiếp với da người mà không có đồ bảo hộ an toàn. Trường hợp bị bỏng do hoá chất rất nguy hiểm, cần phải được sơ cứu ngay lập tức. Trước tiên bạn cần rửa sạch các hoá chất gây bỏng trên da bằng nước sạch trong vòng 10-15 phút. Sau đó đưa người bị bỏng đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.


    [​IMG]

    Bỏng do hoá chất - tai nạn phòng thí nghiệm thường gặp
    Lưu ý: tất cả các vết thương do bỏng hoá chất đều phải được băng bó cẩn thận bằng vải y tế và khử trùng thưởng xuyên. Để tránh nguy cơ nhiễm trùng gây nguy hiểm đến bộ phận bị bỏng hoặc tính mạng.

    Vết cắt từ dụng cụ thuỷ tinh
    Trong phòng thí nghiệm thường sử dụng các dụng cụ bằng thuỷ tinh như ống nghiệm, cốc, bình thuỷ tinh,.... Nếu không may làm vỡ chúng và bị đứt tay, các bạn có thể xử lý vết thương như sau:

    • Nếu vết thương nhỏ: Rửa sạch vết thương, dùng nhíp loại bỏ bụi bẩn, mảnh thuỷ tinh còn sót lại. Sau đó khử trùng và thoa thuốc kháng sinh giúp cầm máu và tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.
    • Nếu vết thương lớn: Ngay lập tức lấy miếng vải buộc chặt khu vực chảy máu để hạn chế chảy máu quá nhiều. Khi kiểm soát được máu chảy liên tục thì bôi thuốc kháng sinh và dùng băng gác băng bó cẩn thận.
    [​IMG]

    Vết cắt từ dụng cụ thuỷ tinh - tai nạn phòng thí nghiệm thường gặp
    Tiếp xúc với mầm bệnh, vi rút nguy hiểm
    Trường hợp nếu tiếp xúc với mầm bệnh, vi rút nguy hiểm cần phải được cách ly ngay. Để tránh trường hợp lây lan mầm bệnh cho người khác và môi trường bên ngoài. Để ngăn ngừa tai nạn này, phòng thí nghiệm cần phải trang bị các thiết bị cần thiết như tủ cấy vi sinh, tủ hút khí độc. Người làm việc buộc phải sử dụng các biện pháp bảo hộ theo quy định an toàn.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này