Tin tức Cách sắp xếp hóa chất trong phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi Nga Lưu, 25/9/24 lúc 17:27.

  1. Nga Lưu

    Nga Lưu Member

    Tham gia ngày:
    15/7/24
    Bài viết:
    74
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    Nữ
    Cách sắp xếp hoá chất trong phòng thí nghiệm là một trong những tiêu chí để đảm bảo một phòng thí nghiệm an toàn, hợp lý và khoa học. Bài viết này, TT Furniture sẽ mang đến một số thông tin trong việc sắp xếp hóa chất cũng như một số nguyên tắc bảo quản hóa chất trong phòng thí nghiệm. Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

    1. Hóa chất phòng thí nghiệm là gì?
    Hóa chất phòng thí nghiệm là những chất hóa học được dùng cho nghiên cứu hoặc thực hành ở trong phòng thí nghiệm, có thể là chất vô cơ, chất hữu cơ hoặc thậm chí là các mẫu sinh học.

    [​IMG]
    Hóa chất phòng thí nghiệm là gì?

    2. Phân loại hóa chất xét nghiệm trong phòng thí nghiệm

    Trong một phòng thí nghiệm người ta có thể phân thành các loại hóa chất như sau:
    • Nhóm thông dụng: bao gồm một nhóm nhỏ các chất hóa học: các axit (axit clohidric, axit nitric, axit sunfuric), các bazo (dung dịch amoniac, dung dịch kiềm NaOH, KOH) và Bari oxit, ngoài ra còn một số muối, chủ yếu là muối vô cơ. Bên cạnh đó có các chất chỉ thị hóa học (P.P, M.O)
    • Nhóm đặc dụng: chỉ sử dụng đối với những công việc thí nghiệm nhất định
    3. Cách sắp xếp hóa chất trong phòng thí nghiệm
    • Bình chứa hóa chất: Cần được dán nhãn thích hợp để tránh nhầm lẫn và cảnh báo nguy hiểm. Các bình chứa hóa chất quá nhỏ có thể dán nhãn vào bình chứa thứ cấp (giá, khay chứa).
    • Phân loại hóa chất: Những hóa chất dễ phản ứng với nhau cần được tách riêng, không để cùng một kệ hoặc tủ chứa.
    • Dự trữ lượng tối thiểu hóa chất: không nên trữ lượng lớn hóa chất trong phòng thí nghiệm, đặc biệt là chất độc. Chỉ dự trữ lượng vừa đủ với nhu cầu và để trong kho riêng.
    • Duy trì kiểm kê: Đảm bảo ghi chú hạn sử dụng hóa chất, số lượng dự trữ.
    • Không dự trữ hóa chất trong bồn nước: cất hóa chất trong bồn nước có thể làm hóa chất bị ẩm hoặc gây phản ứng.
    • Cất hóa chất ở độ cao thích hợp: Tủ chứa và kệ không nên quá cao để có thể lấy hóa chất dễ dàng, tránh đổ vỡ.
    • Duy trì điều kiện môi trường phù hợp: Đảm bảo hóa chất ở nhiệt độ và độ ẩm phù hợp.
    • Dùng giá và khay: sử dụng khay và giá để bảo quản hóa chất trong tủ giúp tránh cho tủ bị ăn mòn bởi hóa chất nhỏ giọt và thuận tiện cho việc sắp xếp, lấy hóa chất…
    [​IMG]
    Bình chứa hóa chất cần được dán nhãn thích hợp để tránh nhầm lẫn

    4. Một số nguyên tắc và lưu ý khi bảo quản hóa chất trong phòng thí nghiệm

    Cần phải có các thiết bị và dụng cụ cơ bản
    • Tủ đựng hóa chất là một trong những thiết bị cần có trong phòng thí nghiệm, dùng để bảo quản hóa chất, hạn chế đổ vỡ, nguy hiểm và đặc biệt phải có bàn thí nghiệm trung tâm.
    • Cần chuẩn bị một số phương tiện phòng cháy chữa cháy trong phòng thí nghiệm, đặc biệt là bình cứu hoả.
    [​IMG]
    Tủ đựng hoá chất là một trong những thiết bị cần có trong phòng thí nghiệm

    Cần phải dán nhãn mác chi tiết và bảo quản riêng từng loại hóa chất trong phòng thí nghiệm
    • Để phân biệt phân loại với các loại hoá học cần phải có nhãn mác và phải được bảo quản ở trong lọ, chai hoặc vật đựng chuyên dụng.
    • Các loại hóa chất nguy hiểm, hóa chất cấm, sử dụng để phục vụ nghiên cứu khoa học, thí nghiệm phải được lưu trữ, bảo quản trong kho chứa riêng biệt. Trong kho chứa này, hóa chất cũng phải được sắp xếp theo nhóm, tính chất của từng loại hóa chất riêng biệt, phù hợp cho việc quản lý hóa chất. Đặc biệt các loại hóa chất có khả năng phản ứng gây nguy hiểm thì nên đặt xa nhau để có phương án xử lý tốt nhất khi xảy ra sự cố.
    Có phương pháp bảo quản đối với các loại hóa chất dễ cháy, hóa chất độc hại
    • Bảo quản hóa chất dễ cháy như xăng, benzen, ete, cồn đốt,.. không nên để tập trung một chỗ. Khi thí nghiệm cần để xa lửa.
    • Bảo quản hóa chất dễ bay hơi nên đựng vào lọ thuỷ tinh có nút cao su, hoặc nút nhám bên ngoài và bao phủ bằng một lớp Parafin cho kín.
    • Đối với hoá chất kiềm: phải đựng vào lọ có nút kín vì kiềm hút nước rất mạnh và dễ tác dụng với khí cacbonic
    • Đối với hoá chất bảo quản tối như bạc natri, kali iodua, oxy già,... nên đựng vào lọ tối màu để ở chỗ tối hoặc bọc kín bằng giấy màu đen, giấy bạc ở phía bên ngoài lọ hoá chất
    • Đối với những loại hoá chất độc như thuỷ ngân, muối xianua cần phải bảo quản ở trong tủ có khoá riêng
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này