Ngược lại, nếu người già hút thuốc lá sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, mà còn mang lại hình ảnh không đẹp, bất lợi trong việc giáo dục con cháu. Do vậy, phòng, chống tác hại của thuốc lá chính là bảo vệ sức khỏe bản thân khi về già, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chức năng tái tạo tự làm sạch phổi trở nên khó khăn hơn khiến người già dễ nhiễm vô số các bệnh liên quan khác. Do vậy, người già cần được gia đình và xã hội quan tâm hơn đến môi trường sống trong lành, không gian sinh hoạt lành mạnh, không khói thuốc lá. Loại bỏ hoàn toàn các tác hại của thuốc lá, cải thiện niềm vui sống cùng con cháu là động lực để những người cao tuổi bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Đối với mỗi gia đình Việt, truyền thống kính trọng người già đã hình thành từ lâu. Chính các cụ ông, cụ bà là chỗ dựa tinh thần, là tấm gương mẫu mực cho con cháu noi theo. Vì vậy, những cử chỉ, lời nói, hành vi của ông bà, cha mẹ có tác động không nhỏ đến nhận thức, hành vi, suy nghĩ và tình cảm của con cháu. Tìm hiểu các giải pháp giúp bỏ thuốc lá truyền thống tại Dancing Juices https://dancingjuices.com/akso-supa-pro-pod-pod-1-lan-gia-re-chat-luong/ Nếu ông, cha gương mẫu trong việc nói không với thuốc lá, tích cực vận động, tuyên truyền con cháu, người thân không hút thuốc lá, giám sát, nhắc nhở các hành vi hút thuốc không đúng nơi quy định sẽ giúp cho việc bảo vệ sức khỏe của những người thân trong gia đình và góp phần vào việc xây dựng môi trường không khói thuốc lá tại địa phương. Để tiếp tục nâng cao nhận thức cho người già về tác hại của thuốc lá, các cấp, ngành liên quan, hội người cao tuổi các cấp cần tiếp tục xây dựng kế hoạch, quan tâm thực hiện các biện pháp tuyên truyền về phòng, chống tác hại thuốc lá đến đối tượng người cao tuổi. Có thể nghiên cứu thành lập các câu lạc bộ người cao tuổi nói không với thuốc lá; thực hiện lồng ghép tuyên truyền nội dung phòng, chống tác hại thuốc lá vào các phong trào thi đua do hội người cao tuổi phát động...