Máy Tính Những điều cần lưu ý khi mua màn hình máy tính cũ

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi muaxcash23, 2/9/24 lúc 22:17.

  1. muaxcash23

    muaxcash23 Member

    Tham gia ngày:
    14/9/23
    Bài viết:
    584
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Nếu bạn muốn mua mua cho mình một màn hình chất lượng nhưng giá thành của chúng lại vô cùng cao, tài chính thì lại không đủ thì việc mua sản phẩm cũ là lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên rủi ro việc mua sản phẩm cũ là lớn, rất nhiều người đã mua phải sản phẩm chất lượng thấp hay bị lừa đảo. Vì vậy kinh nghiệm mua màn hình máy tính cũ sau đây của MuaCash sẽ giúp bạn sở hữu những sản phẩm tuy là “second – hand” nhưng vẫn bền, tốt và không sợ gặp rủi ro.

    [​IMG]

    Kinh nghiệm chọn màn hình máy tính cũ bạn cần lưu ý
    1. Chọn màn hình theo mục đích sử dụng

    Mục đích sử dụng quyết định đến chi phí đầu tư cũng như yêu cầu tối thiểu của màn hình. Nếu sử dụng với mục đích học tập và giải trí, có thể chọn màn LCD ở chế độ Wide để tầm nhìn rộng mở, thuận tiện quan sát và theo dõi các cửa sổ làm việc cũng như toàn bộ hình ảnh, văn bản hiển thị.

    [​IMG]

    Nếu mua màn hình để game hoặc thiết kế đồ hoạ, nên chọn loại màn hình vuông có độ phân giải cao. Có thể chọn mua màn với độ phân giải 1024 x 768, 2048 x 1024 hoặc hơn (phụ thuộc vào tốc độ phát triển công nghệ).

    2. Lựa chọn theo hãng sản xuất:
    Ở thị trường Việt Nam có thể dễ dàng nhận thấy có 5 thương hiệu màn hình lớn đó là PANASONIC, LG, DELL, SONY và SAMSUNG, là những thương hiệu màn hình được đánh giá là có chất lượng tốt nhất.

    Với màn hình máy tính để bàn cũ thì giá cả không chỉ phụ thuộc vào thương hiệu mà nó còn phụ thuộc vào màn hình máy tính đẹp hay xấu, chất lượng tốt hay không? Vì thế, kinh nghiệm mua màn hình máy tính cũ thì bước đầu tiên là chọn 5 thương hiệu trên, sau đó thì tùy chất lượng thực tế của từng màn hình mà có lựa chọn cuối cùng.
    3. Đánh giá qua màn hình máy tính cũ
    Bạn nên quan sát màu sắc vỏ màn hình đầu tiên – đây chính là bộ phận cho thấy chiếc màn hình đã được người chủ cũ sử dụng như thế nào, có được bảo quản tốt không, …? Không nên chọn màn hình có vỏ quá cũ, ngả màu, xước vỡ.

    [​IMG]

    Kiểm tra tổng thể bên ngoài để đánh giá tình trạng cũ mới

    Cuối cùng, lựa chọn tốt nhất là chiếc màn hình có vỏ cũ vừa phải, còn nguyên tem nhãn, bề mặt không có hoặc xuất hiện rất ít vết xước, hỏng.

    4. Kiểm tra xuất xứ và năm sản xuất:
    - Màn hình có năm sản xuất gần nhất sẽ là một lựa chọn thông minh

    - Còn về xuất xứ bạn có thể kiểm tra thông tin này ở phía sau của màn hình, tốt nhất bạn nên chọn một chiếc monitor có thông tin vẫn còn rõ ràng và sắc nét.

    5. Chế độ tắt mở màn hình
    Hãy cắm điện vào và bật công tác màn hình lên nếu trong khoảng 5-7 giây màn hình hiển thị được lên thì là ok. Bạn kiểm tra xem màn hình không bị co dúm hoặc bị nghiêng hay không bằng cách quan sát kỹ ở 4 góc màn hình.

    Trong một số trường hợp khi mở màn hình lên sẽ có hiện tượng ban đầu hơi rung. Điều này thực chất là do chức năng khử từ dư, nên mỗi khi mở màn hình lên sẽ thấy hiện tượng đó (thường thấy ở màn hình DELL cũ và SONY).

    Bạn nên chọn những chiếc màn hình khi mở lên phải sáng và có màu sắc trung thực.

    Còn đối với việc tắt màn hình bạn cần chú ý xem màn hình có tắt hoàn toàn không? Có thấy hiện tượng đốm sáng giữa màn hoặc toàn bộ màn hình vẫn lờ mờ hay không? Nếu tất không thấy gì là ok.

    6. Các nút tinh chỉnh Màn hình:
    Bạn hãy kiểm tra xem các nút tùy chỉnh màn hình có trơn chu hay không? có dễ điều khiển hay không? điều khiển có rõ ràng, co giãn có đều nhau hay không?… Nếu có thì bạn cứ bình tĩnh kiểm tra và tùy chỉnh, nếu không được thì chuyển qua màn hình khác.

    Hãy kiểm tra chức năng của tất cả các nút tùy chỉnh phải hoạt động bình thường, chứ đừng vội vàng mua ngay nhé!

    7. Kiểm tra đèn nền màn hình:
    Một điểm cần lưu ý nữa khi mua màn hình cũ là hiện tượng “rò sáng” xung quanh viền của màn hình ở một số loại màn hình kém chất lượng. Để kiểm tra lỗi này bạn hãy cho màn hình chỉ hiển thị một màu đen, sau đó kiểm tra xem có bị rò sáng hay không.

    8. Kiểm tra điểm ảnh chết trên màn hình:
    Do tuổi thọ của màn hình có hạn nên sau một thời gian sử dụng nó thường xuất hiện những điểm ảnh chết, điều này cũng là dấu hiệu cho thấy chiếc màn hình đó sắp hỏng.

    Bạn nên kiểm tra kĩ lưỡng lỗi này của màn hình bằng cách thay đổi các màu nền đen, trắng, đỏ, xanh,… khác nhau để phát hiện điểm ảnh chết. Bạn có thể yêu cầu nhân viên bán hàng test cho bạn kiểm tra.

    9. Chọn độ phân giải màn hình:
    Để kiểm tra độ phân giải màn hình bạn chỉ cần click chuột phải vào màn hình nền Desktop chọn Properties (đối với win 7,8,10 là Gcreen Sesolution) >> chọ thẻ Settings trong Display properties, mục monitor (Resolution) bạn để max.

    Thông thường một màn hình máy tính 17 inch có độ phân giải 1024 x 768 pixels, các loại màn hình 20 – 22 inch có độ phân giải 1680×1050 pixels. Tùy vào kích cơ màn hình và loại màn hình khác nhau như HD, màn hình máy tính Full HD,… mà sẽ có độ phân giải khác nhau.

    Bạn hãy chọn một chiếc màn hình có thể đặt độ phân giải sao cho phù hợp với mục đích sử dụng của mình. Một chiếc màn hình máy tính full hd tốt nhất sẽ phù hợp với mục đích sử dụng của bạn.

    10. Tần số quét của màn hình:
    Để kiểm tra tần số quét bạn kích chuột phải vào màn hình nền chọn Gcreen Sesolution >> Chọn Advanced Settings >> Chọn thẻ Monitor và đặt tần số quét này lên đến mức cao nhất mà màn hình hỗ trợ. Và bạn phải nhớ đánh dấu kiểm vào ô “Hide modes that this monitor cannot display” trước khi chọn độ Screen refresh rate nhé.

    [​IMG]

    Hãy chọn một chiếc màn hình LCD có tần số quét lên đến 60Hertz hoặc cao hơn thì càng tốt.

    Những thông tin cực kỳ hữu ích mà MuaCash Computer mang đến ở trên hy vọng sẽ giúp người dùng tìm mua được chiếc màn hình máy tính phù hợp với mình. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hoặc cần giải đáp bất kỳ thông tin nào thì hãy để lại bình luận ngay bên dưới nhé!

    THÔNG TIN LIÊN HỆ:
    MuaCash Computer

    Cơ sở chính: Số 1, Ngõ 82 Nguyễn Khuyến, Văn Quán, Hà Đông , Hà Nội

    Hotline: 0845636030
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này