Tin tức Ý nghĩa của bia đá tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi langmodaninhbinh.info, 30/5/19.

  1. langmodaninhbinh.info

    langmodaninhbinh.info Member

    Tham gia ngày:
    2/5/19
    Bài viết:
    69
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    Nam
    Ý nghĩa của bia đá theo từng thời kì là khác nhau, mỗi tấm bia đá, văn bia lại mang một giá trị khác nhau theo từng nội dung được khắc ghi trên đó. Ngoài những ý nghĩa về mặt truyền tải thông tin, bia đá còn mang những ý nghĩa về nghệ thuật, giá trị kiến trúc của thời kỳ đó.

    Ý nghĩa lịch sử của bia đá tại Việt Nam

    Giá trị nghệ thuật của bia đá tại Việt Nam

    Bia đá là một loại thư tịch, có niên đại rõ ràng, có giá trị như những tác phẩm văn học, nghệ thuật, chứa đựng hệ thống thông tin nhiều mặt về lịch sử, kinh tế, xã hội… đương thời, không chỉ có giá trị trong quá khứ mà còn cả trong hiện tại.

    Bia đá là một tác phẩm thành văn được ghi trên đá, do tính chất quan trọng và có sự ảnh hưởng lớn mang tính lịch sử. Do vậy, bia đá thường được chăm chút nhiều về mặt mỹ thuật.

    Xem thêm: Bài văn khấn cúng Tết Hạ Nguyên rằm tháng 10 âm lịch


    Đối với bia đá thời Lý, đặc điểm bia đá thường có dáng cao to, có bia đá cao tới 2.5m x 1.7m, dày 0.29m, uy nghiêm và hoành tráng như một tượng đài. Có lẽ, ngoài ý nghĩa và văn phong trong nội dung được ghi trên bia đá, hình thức to lớn của bia đá còn nhằm khẳng định tinh thần độc lập tự chủ, có bản sắc văn hóa riêng của nước Đại Việt bên cạnh nước Đại Tống luôn có mưu đồ bá quyền. Trên trán bia và diềm bia đều trang trí, chạm khắc họa tiết hoa văn đẹp, phù hợp với chủ đề cần trình bày.

    [​IMG]
    Bia đá khổng lồ được làm bằng khối đá xanh nguyên khối, nặng hơn 10 tấn, cao hơn 6m, trên bia khắc 200 con rồng tại chùa Bái Đính, Ninh Bình

    Trán bia đá là hình cong hai mặt, chạm khắc lưỡng long (rồng) hoặc lưỡng phượng chầu “mặt nguyệt”. Thời Lý, mặt nguyệt là một vòng tròn sáng, nhọn ở đỉnh đầu, thời Trần thường thay bằng hình chữ Phật (Hán tự) hình vuông, thời Lê là hình mặt trời có tia, thời Mạc là một vòng tròn ngoài có thêm 1 đến 3 vòng tròn đồng tâm, làm nổi rõ hình tượng “mặt nguyệt”, và về sau là hình mặt trời có nhiều tia sắc nhọn trông như ngọn lửa thiêng thiêu cháy mọi tà ma, bảo vệ sự trong sạch và an lành nơi đền chùa Phật pháp.

    Diềm bia đá thường được điêu khắc bằng các đề tài như hoa lá, chim thú có khi có cả hình người đi săn hoặc đánh trống đồng. Thời Lý, hoa văn trang trí uốn lượn dạng “hình sin”, ở những điểm uốn có trổ những bông hoa, càng về những triều đại sau, họa tiết hoa lá càng phong phú hơn nhằm làm mềm hóa tính khô khan trên chất liệu thô của đá. Đến thế kỷ 18, xuất hiện thêm các họa tiết mới như chim thú, tôm, cá và hình người.

    [​IMG]
    Họa tiết rồng thời Lý được nghệ nhân đá tại làng đá Ninh Vân, Ninh Bình phục dựng lại

    Bệ bia đá cũng được điêu khắc chu đáo. Thời Lý, bệ bia đá được chạm khắc hình Rồng, Rắn quấn lấy nhau và đầu luôn vươn lên với ý nghĩa thiêng liêng. Thời Trần, bệ bia đá thường thường điêu khắc hình Rùa với ý tưởng nhấn mạnh về một xã hội ổn định, phát triển trường tồn. Bệ bia đá thời Nguyễn là một khối đá trông vững chắc và uy nghi, có khi là hình tượng rùa đội bia được đặt trên bệ đá, với ý tưởng xây dựng một nước vững mạnh, kỷ cương xứng danh nước Đại Nam sánh vai với nước Đại Thanh phía Bắc.

    Hệ thống bia đá Việt Nam hiện tồn tại là một di sản văn hóa của dân tộc, gắn kết giữa quá khứ và hiện tại. Sự gắn kết ấy dù là vô hình hay hữu hình cũng đều cho chúng ta tự soi vào đấy để sống đẹp hơn, có ý nghĩa hơn. Với mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc thì trước hết mỗi chúng ta cần phải trân trọng, giữ gìn và phát huy hơn nữa những giá trị ông cha ta để lại, và bia đá là một trong những giá trị đó.

    Xem thêm: Những mẫu mộ ba mái đá đẹp nhất hiện nay


    Giá trị về nội dung của bia đá tại Việt Nam

    Về cơ bản, bia đá dùng để ghi lại những sự kiện lớn diễn ra trong lịch sử, sự kiện văn hóa, chính trị… hoặc ca ngợi công đức của các vị vua cai trị và tôn vinh những bậc nho học có công trạng hoặc đạt những giải cao trong các kỳ thi do triều đình tổ chức (bia đá Tiến sĩ).

    Vào đầu thế kỷ XI, tại chùa Linh Xứng, núi Ngưỡng Sơn (Thanh Hóa) một bia đá ghi lại lời của Lý Thường Kiệt như sau: “Xây dựng lâu ngày cõi báu đã xong, nếu không khắc bia để lại, thì con cháu mai sau không biết tìm đâu để noi theo dấu vết, nên phải dùng văn bia trình bày rõ ràng công việc đã làm, dù cho nhân vật có đổi dời tiếng lành vẫn truyền mãi”.

    [​IMG]
    Ý nghĩa lịch sử của bia đá tại Việt Nam

    Theo truyền thống Việt Nam, bia đá thường có nội dung về xây dựng (chọn địa điểm, vị trí, theo thuyết phong thủy, ca ngợi cảnh đẹp, ca ngợi nhân vật được thờ tự…) như bài thơ khắc trên bia chùa Quán Thánh năm 1904 nhằm miêu tả cảnh đẹp nơi đây:

    “Chuông chùa văng vẳng trên sườn núi

    Trăng xế lung linh chiếu cửa hang

    Trong tiếng cá bơi nghe pháp vũ

    Am đồng cây nhọn gió mênh mang”

    Bia đá thời Lý ngoài văn xuôi, còn nói vắn tắt bằng văn vần, hàm xúc có giá trị như một tác phẩm văn học. Có nhiều bia ghi lại bằng chữ đại tự, ban tên (danh) của vua khi đi du ngoạn qua những đền, chùa, hoặc nơi thắng cảnh, làm thơ để lại rồi sai người khắc bia.

    [​IMG]
    Bia đá Tiến Sĩ lưu danh những hiền tài của quốc gia để noi gương học tập

    Người hiền tài là nguyên khí quốc gia. Vì vậy, người đỗ đạt cao thường được lưu danh vào bia đá mà người ta thường gọi là bia đá Tiến sĩ. Hiện nay, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn lưu giữ 82 bia tiến sĩ có niên đại từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18 (1484 – 1779). Những bia đá này được xem là những minh chứng cho sự cần cù hiếu học của nhiều thế hệ ông cha chúng ta, đã góp công sức vào sự phát triển của dân tộc.

    Người xưa rất cẩn trọng trong việc xây dựng bia đá (bao gồm bia và văn bia). Người soạn và viết văn bia phải là người có hiểu biết thâm sâu về chữ Hán Nôm, văn hay, chữ đẹp, thường là những vị quan lớn trong triều, hoặc các nhà thiền sư, hay danh nho như Phạm Sư Mạnh, Trương Hán Siêu…. Cuối văn bia thường ghi ngày, tháng, năm, niên hiệu viết nên bia đá đó để những đời sau biết đến và noi theo.

    Xem thêm: Bài văn khấn thần tài thổ địa mùng 1 và 15 hàng tháng
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này