Mẹ và Bé Trẻ sơ sinh bị lác sữa hay còn gọi là chàm sữa

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi Khang Hy Care, 29/3/19.

  1. Khang Hy Care

    Khang Hy Care Member

    Tham gia ngày:
    3/3/19
    Bài viết:
    34
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    Nữ
    Trẻ sơ sinh bị lác sữa hay còn gọi là chàm sữa nguyên nhân và cách chữa

    Trẻ sơ sinh bị lác sữa là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh, bệnh này nếu không biết cách phòng tránh và điều trị sẽ dễ dẫn đến những biến chứng về sau.

    Nguyên nhân gây bệnh trẻ sơ sinh bị lác sữa

    Bệnh trẻ lác sữa là tình trạng viêm da mạn tính, không lây. Nếu tái diễn nhiều lần, bệnh sẽ trở thành lác thể tạng nên người ta còn gọi lác sữa là giai đoạn đầu của lác sữa thể tạng.

    Nguyên nhân gây bệnh trẻ sơ sinh bị lác sữa vẫn chưa xác định một cách chắc chắn, tuy nhiên bệnh thường gặp ở bé có cơ địa dễ dị ứng. Ngoài ra, cha mẹ có bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết… thì con cũng dễ mắc bệnh. Thông thường bệnh sẽ giảm dần và thoái lui khi trẻ trên 1 tuổi.

    Bệnh có liên quan đến sự phối hợp của hai yếu tố: cơ địa dị ứng và chất gây dị ứng. Các chất gây dị ứng có thể được tạo ra từ những thay đổi trong quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể hoặc có nguồn từ bên ngoài như mạt, ve, bọ chét, nấm mốc, bụi… thường có trong chăn, gối, nệm, khăn trải giường, thảm. Ngoài ra, lông chó, lông mèo, gián cũng có thể gây dị ứng… Có mối liên quan đến những rối loạn về tiêu hóa, thức ăn (sữa, trứng…), cách cho bú, nhiễm khuẩn… gây ra chứng trẻ sơ sinh bị lác sữa.

    Bệnh trẻ sơ sinh bị lác sữa là gì ?

    Lác sữa là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Lác sữa thường chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Đây là giai đoạn đầu của bệnh Lác thể tạng. Lác sữa rất lành tính và không nguy hiểm hay ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, tuy nhiên lại khó chữa và nguy cơ tái phát rất cao.

    Dấu hiêu nhận biết bị lác sữa ở trẻ sơ sinh

    Trẻ sơ sinh bị lác sữa là một căn bệnh ngoài da, nên các biểu hiện của bệnh được phát ra bên ngoài cha mẹ dễ dàng nhận biết được.

    Da bé trở nên sần sùi, thô ráp, bắt đầu xuất hiện những vảy li ti. Da bé dễ bị khô, nứt da, tróc vẩy, ngứa đỏ. Xuất hiện chủ yếu ở hai bên má, ngoài ra có thể xuất hiện ở vị trí nếp gấp cổ, khủy tay, mu bàn tay,… Khi thời tiết chuyển lạnh, da bé dễ gặp phải tình trạng lác sữa

    Biến chứng lác sữa ở trẻ sơ sinh

    1/ Làm chậm sự phát triển của trẻ

    Trẻ sơ sinh bị lác sữa khiến cho trẻ luôn trong tình trạng ngứa ngáy khó chịu, ăn không ăn được, ngủ không ngủ được dẫn đến việc phát triển của trẻ bị chậm lại.

    Không những trẻ không phát triển được mà còn ảnh hưởng đến các bậc phụ huynh khi cứ phải ngày đêm thức chăm sóc cho trẻ.

    Như chúng ta đã biết, việc vận động và ăn ngon ngủ nghỉ đúng giờ là yếu tố then chốt, quyết định sự phát triển toàn diện của trẻ, vì vậy, đây là ảnh hưởng lớn đầu tiên khi trẻ bị chàm sữa.

    2/ Gây bội nhiễm và nhiễm trùng da

    Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của trẻ sơ sinh bị lác sữa là tình trạng lác bội nhiễm. Việc ngứa ngáy khó chịu khiến trẻ gãi nhiều dẫn đến việc rất dễ xâm nhập của các vi khuẩn tụ cầu vàng, nhiễm nấm da hoặc nhiễm virut herpes simplex (HSV- 1) gây lác bội nhiễm.

    Đặc biệt có thể gây nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu khiến trẻ bị sốt cao, rất nguy hiểm.

    3/ Biến chứng ở mắt

    Việc điều trị chàm ở trẻ không đúng cách, sử dụng các loại thuốc gây tác dụng phụ sẽ gây nguy hại đến đôi mắt của trẻ. Cụ thể, đối với những trường hợp nặng có thể dẫn đến rối loạn thị giác, hoặc đục thủy tinh thể.

    4/ Tử vong

    Nhiều người vẫn nghĩ, bệnh trẻ sơ sinh bị lác sữa chỉ là bệnh ngoài da đơn thuần, nên sẽ không gây nguy hiểm nhiều cho trẻ, có chăng chỉ là chút thẩm mỹ.

    Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm, việc làn da trẻ bị tổn thương dẫn đến nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu chính là biến chứng nguy hiểm nhất của chàm sữa ở trẻ.

    Khi trẻ bị nhiễm trùng máu hay nhiễm trùng huyết (biểu hiện là sốt cao, da xanh xao, nhợt nhạt, ngủ li bì, bỏ bú, khó thở, thở khò khè) thì tỷ lệ tử vong là rất cao.

    Bởi nhiễm trùng máu sẽ gây ra hiện tượng đông máu, thiếu máu, hay suy gan, suy đa tạng. Nếu trong trường hợp này, không có sự can thiệp kịp thời từ các y bác sĩ, tỉ lệ trẻ tử vong lên đến 99%.

    5/ Suy thận

    Trường hợp này chủ yếu xảy ra ở các trường hợp sử dụng thuốc chữa Corticoid. Vì loại thuốc này giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh Lác sữa nên các bậc cha mẹ nghĩ là thuốc hiệu quả nên cứ mỗi lần con bị chàm sữa hoặc các bệnh ngoài da là đem ra sử dụng.

    Không chỉ gây hại đến da, khiến da yếu, dễ bị viêm nhiễm thì các loại thuốc này còn tác động đến sự chuyển hóa chất đường, chất đạm, chất béo và sự cân bằng nước và muối khoáng, hệ tim mạch, thần kinh, xương khớp hay suy giảm tuyến thượng thận.

    Quan niệm về việc trẻ sơ sinh bị lác sữa là điều thường thấy nên không có gì đáng lo ngại là điều hoàn toàn sai lầm. Trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch rất kém, cho nên việc bị bệnh và bệnh bị biến chứng là điều rất dễ xảy ra.

    Vì vậy, cha mẹ cần thực sự cảnh giác với căn bệnh chàm sữa ở trẻ để tránh những trường hợp xấu nhất xảy ra.

    Cách phòng bệnh chàm sữa hiệu quả

    Chế độ dinh dưỡng: Nên duy trì việc bú sữa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể, tối đa là 2 năm. Chỉ đa dạng thức ăn cho trẻ từ 6 tháng trở lên. Đồng thời mẹ cũng nên theo dõi trẻ dị ứng với loại thức ăn nào thì nên tránh loại thực ăn đó để thay đổi khẩu phần ăn của trẻ.

    Vệ sinh cơ thể: Không nên cho trẻ tắm trong nước xà phòng, hoặc sữa tắm lạ, nên tắm bằng nước ấm để giảm ngứa. Chỉ dùng sữa tắm dành riêng cho từng độ tuổi của trẻ gồm 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 1 tuổi. Tránh mắc quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí da trẻ. Nên mặc những loại quần áo mềm, chất liệu bông, cotton dễ thấm hút mồ hôi. Giữ da bé luôn khô ráo, tránh để cơ thể đổ mồ hôi ẩm ướt, thay tã lót cho trẻ thường xuyên.Môi trường: Giữ cho nhiệt độ phòng không thay đổi quá đột ngột. Nơi ở phải thoáng mát, đủ độ ẩm cần thiết. Tránh cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo tốt nhất là không nên nuôi các loại vật nuôi trong nhà trong giai đoạn trẻ dễ mắc bệnh này.

    Cách chăm sóc trẻ khi bị lác sữa

    Khi bé bị chàm sữa, mẹ cần chăm sóc da cẩn thận vì chàm sữa gây khó chịu với bé, khiến bé quấy khóc, biếng ăn. Những lưu ý nhỏ dưới đây sẽ hỗ trợ mẹ trong quá trình chăm sóc da cho bé.

    1/ Vệ sinh hàng ngày: Mẹ cần cắt móng tay cho trẻ thường xuyên để tránh cho bé cào xước da khi trẻ gãi ngứa. Dùng nước ấm để tắm cho trẻ, không sử dụng sữa tắm, hóa chất tẩy rửa mạnh để tắm cho bé. Dùng khăn bông mền hoặc vải sô để lau người. Sau khi tắm xong lâu khô người, và bôi sản phẩm dưỡng da (có sự cho phép của bác sĩ) để da không bị khô, nứt.

    2/ Không gian xung quanh bé: Phòng bé cần thoáng mát, sạch sẽ, thường xuyên lau dọn tránh bụi, nấm mốc. Chăm màn giặt ủi thường xuyên để hạn chế vi khuẩn, virut xâm nhập vào cơ thể. Hạn chế cho bé tiếp xúc với các vật nuôi trong nhà như chó, mèo,…

    3/ Quần áo: Cho trẻ mặc quần áo rộng rái, mát mẻ, có khả năng thấm hút tốt, tốt nhất nên dùng chất liệu cotton 100%. Tránh dùng quần áo chất liệu len, không cho bé mặc vải thô, cứng cọ xát gây tổn thương da bé. Quần áo thường xuyên giặt ủi, phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

    4/ Dinh dưỡng: Cho bé bú sữa mẹ càng lâu càng tốt. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trẻ cũng như để trẻ có thể phát triển toàn diện. Từ 6 tháng trở đi có thể cho trẻ ăn dặm, qua đó đa dạng thực phẩm cho bé. Hạn chế cho trẻ ăn một số thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, một số loại hạt... trường hợp thấy trẻ bị dị ứng với thành phần nào cần loại bỏ ngay.

    Cách hạn chế tái phát bệnh trẻ sơ sinh bị lác sữa trở lại

    Nên sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài cho trẻ. Bệnh chàm sữa rất dễ tái phát nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc bé. Để hạn chế tái phát bệnh trẻ sơ sinh bị lác sữa, cha mẹ có thể lưu ý một số vấn đề dưới đây:

    Tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, thời tiết vào đông nên giữ ấm cho bé.

    Vệ sinh mặt mũi chân tay cho bé bằng nước ấm, không nên dùng nước quá nóng làm da bé bị khô. Cha mẹ có thể thử nhiệt độ nước bằng nhiệt kế đo nước tắm hoặc thử bằng mu bàn tay.

    Thường xuyên thoa các chất giữ ẩm, làm mềm da phù hợp cho bé. Có thể dùng kết hợp với các thuốc điều trị được bác sĩ kê đơn. Ngay cả khi bệnh đã giảm hay khỏi, vẫn nên sử dụng thường xuyên mỗi ngày.

    Chúng tôi hoạt động với phương châm khách hàng là số một trên tinh thần tìm kiếm sự hợp tác lâu dài với tôn chỉ : Phục vụ khách hàng như người thân và nhu cầu chăm sóc của bé không giới hạn thời gian dịch vụ chăm sóc sau sinh nên bạn có thể thoải mái chọn mốc thời gian linh hoạt, phù hợp với gia đình mình, kể cả chủ nhật, ngày lễ, tết nếu gia đình có nhu cầu.

    Hãy đến với Khang Hy Care dịch vụ chăm sóc mẹ và bé sau sinh tại nhà, hãy để chúng tôi san sẻ gánh lo với gia đình bạn. Chăm sóc mẹ và bé tại nhà đúng cách sẽ mang đến cảm giác thoải mái và an tâm cho gia đình bạn khi được tận mắt nhìn thấy con yêu khỏe mạnh và khôn lớn mỗi ngày.

    Với tấm lòng yêu thương và sự tận tâm cùng đội ngũ chuyên nghiệp, Khang Hy Care sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất để mẹ khỏe, bé ngoan, gia đình thêm vui, thêm hạnh phúc.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này