Ẩm Thực Tìm việc trên mạng trong mùa dịch, nhiều lao động mất tiền oan

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi Thạch Phi, 7/10/21.

  1. Thạch Phi

    Thạch Phi Member

    Tham gia ngày:
    24/4/21
    Bài viết:
    265
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    “Tôi đã mất 2 triệu đồng để đổi lấy bài học cho sự nhẹ dạ, cả tin khi lên mạng tìm việc làm thêm tại nhà trong mùa dịch Covid-19…”. Chị Dương Thị Thu L. (quận Hoàng Mai, Hà Nội), chia sẻ – việc làm tại nhà mùa covid.
    Đa dạng các công việc làm tại nhà
    Trước đây, chị Hà Thị Mai (Cầu Giấy, Hà Nội) vốn làm phục vụ tại một nhà hàng gần nhà, tuy nhiên kể từ khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, chị đã thất nghiệp tạm thời. Không có thu nhập trong khi chi phí sinh hoạt ngày một tăng, chị Mai đã nhờ bạn bè giới thiệu một số công việc làm thêm tại nhà. Thế rồi, chị nhận được công việc làm tranh đính đá cho một xưởng gia công
    Sau khi cho địa chỉ và số điện thoại, sẽ có người mang tranh tới tận nhà, theo chị Mai, công việc này không khó mà đòi hỏi kiên nhẫn và tỉ mỉ. Chỉ cần chăm chỉ, 1 tuần có thể làm được 2-3 sản phẩm với giá mỗi sản phẩm khoảng từ 300 - 400 nghìn đồng, số tiền vài triệu đồng mỗi tháng sẽ góp phần trang trải một phần chi phí trong gia đình.

    [​IMG]
    Rất nhiều việc làm tại nhà được đăng tải trên mạng xã hội
    Theo khảo sát, các công việc làm tại nhà vô cùng đa dạng. Có thể kể như làm tranh đính đá, cắt mác quần áo, trực trang bán hàng hay thiết kế online cho các công ty, shop thời trang… với các mức giá khác nhau. Đặc biệt trên các trang mạng xã hội, nhiều nhóm tìm việc làm thêm tại nhà đã lên tới vài chục nghìn thành viên, các bài đăng tìm kiếm việc làm càng nhiều hơn trong thời gian giãn cách xã hội.
    Là sinh viên năm cuối của một trường đại học, bạn Vũ Thị Lệ (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết đã đăng tin tìm việc làm thêm tại nhà trong thời gian “mắc kẹt” không thể về quê. Lệ cho biết đã tìm được việc viết bài cho một trang thông tin trực tuyến, thù lao cho mỗi bài viết từ 30 - 50 nghìn đồng tùy chất lượng. “Nếu chăm chỉ, một tháng mình có thể thu nhập từ 2-3 triệu đồng. Đây là một số tiền không nhỏ, có thể giúp mình trả tiền thuê trọ và chi phí sinh hoạt, đỡ gánh nặng cho bố mẹ ở quê”, Lệ tâm sự.
    Còn đối với sinh viên giỏi ngoại ngữ, dịch thuật cũng là một trong những công việc làm thêm được nhiều bạn lựa chọn. Trung bình một trang văn bản dịch thuật chuẩn, sẽ được trả từ 80.000 - 300.000 đồng, nếu là dịch một tập phim ngắn thì có thể được nhận thù lao từ khoảng 500.000 đến vài triệu đồng. Nhiều sinh viên cho biết đã có một nguồn thu nhập ổn định đồng thời có cơ hội để nâng cao trình độ.
    Một số nhân viên văn phòng tạm thời bị dừng việc do giãn cách cũng đã tìm đến công việc làm online để kiếm thêm thu nhập. Bạn Hoàng Bích Ngọc (Long Biên, Hà Nội) vốn làm công việc thiết kế thời trang cho một công ty tư nhân, trong thời điểm đang nghỉ việc không lương, Ngọc đã nhận vẽ các mẫu áo online và cả tranh hoạt hình. Công việc có thể làm tại nhà, thu nhập từ 6-8 triệu đồng một tháng trở thành một nguồn thu quý giá trong mùa dịch.
    Không những có thêm thu nhập, nhiều người cho biết đã “sống khỏe” mùa dịch nhờ tìm việc làm online. Đơn cử như đối với các bạn trẻ làm công việc IT (công nghệ thông tin), đặc thù công việc có thể làm trực tuyến, nhiều người cho biết có thể thu nhập vài chục triệu đồng/tháng tùy trình độ nhờ nhận thiết kế web, thiết kế phần mềm hay bảo trì ứng dụng cho các công ty.
    Theo một nhân viên IT, các công ty sẵn sàng trả giá cao để có một website đẹp, chính vì vậy nếu có năng lực và tư duy tốt, các bạn trẻ làm công việc IT tự do không lo thiếu việc kể cả trong thời điểm giãn cách.
    Cẩn trọng với các chiêu trò lừa đảo
    Tuy nhiên, nắm được tâm lý nhiều người muốn tìm việc làm tại nhà để kiếm thêm thu nhập, các đối tượng lừa đảo đã tung ra nhiều chiêu thức tinh vi, với lời quảng cáo hoa mỹ “việc nhẹ, lương cao”.
    Cụ thể, gần đây Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết đã triệt phá một đường dây lừa đảo tuyển cộng tác viên bán hàng online hoạt động đã 3 năm, do Lê Huy Nhật (28 tuổi, ở phường Lam Sơn, TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) và Nguyễn Hữu Hiếu (28 tuổi, ở xã Việt Hùng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) cầm đầu.
    Ổ nhóm này hoạt động có tổ chức chặt chẽ, tính chất chuyên nghiệp với hơn 100 đối tượng tham gia, chia thành các chi nhánh tại nhiều địa phương trong cả nước như: Hà Nội, Hà Tĩnh, Thái Bình, Bắc Giang, Đà Nẵng, Thanh Hóa, TP. Hồ Chí Minh... Thủ đoạn của các đối tượng là lập các trang fanpage bán hàng mỹ phẩm rồi thuê cộng tác viên bán hàng online, công việc chỉ cần đăng bài viết và hình ảnh do công ty cung cấp, khi khách có nhu cầu mua sản phẩm thì đặt rồi nhập hàng từ công ty về giao cho khách.
    Nhằm lừa các nạn nhân, các đối tượng dùng Facebook ảo, sim rác giả làm người mua hàng, đặt hàng. Cộng tác viên sẽ chuyển tiền, đặt mua hàng từ công ty để giao cho khách. Nhưng sau đó, cộng tác viên không thể liên lạc được với khách hàng, còn hàng thì không thể trả lại công ty. Với chiêu trò này, chỉ tính riêng trong 6 tháng cuối năm 2020, đường dây này đã chiếm đoạt hơn 100 tỷ đồng, trong 3 tháng đầu năm 2021, các đối tượng đã lừa hơn 3.000 nạn nhân.
    Bên cạnh đó, nhiều người phản ánh cũng đã gặp tình trạng lừa đảo khi tìm việc online như yêu cầu đặt cọc tiền hàng rồi biến mất, hay bắt người làm mua khóa học đào tạo trước khi nhận việc nhưng sau đó bày đặt đủ quy định để không trả đúng tiền công.
    Một hình thức lừa đảo khác cũng được các cơ quan chức năng cảnh báo đó là đầu tư online với lời hứa làm giàu nhanh.
    Theo Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (NCSC), lợi dụng dịch Covid-19 ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, đối tượng lừa đảo tung ra nhiều “bẫy” kiếm tiền, điển hình là kêu gọi đầu tư vào công ty cung cấp sản phẩm, dịch vụ liên quan phòng chống, xét nghiệm, chữa trị Covid-19. Mô hình lừa đảo đầu tư online được nhận diện qua một số dấu hiệu như: kêu gọi đầu tư làm giàu nhanh, hứa hẹn trả lãi cực cao, cam kết không có rủi ro hoặc rủi ro rất thấp, hoàn vốn theo tỷ lệ cố định và khó rút vốn.
    Chính vì vậy, các cơ quan chức năng khuyến cáo người dân nên cẩn trọng, tìm hiểu thật kỹ khi ra quyết định đầu tư, tránh đầu tư vào các sàn tài chính ảo để rồi khi sàn sập thì trở nên trắng tay trong phút chốc... Xem thêm
    https://amthucvietnam365.vn/tim-viec-tren-mang-trong-mua-dich-nhieu-lao-dong-mat-tien-oan.html
    Đơn vị giao dịch quảng cáo tại TP.HCM
    CÔNG TY CP LUXCAS VIỆT NAM
    Địa chỉ: 275/70 Quang Trung, Phường 3, Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh.
    Email: [email protected]
    Hotline: 0989.33.55.11
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này