Tin tức Sự khác biệt giữa giao thức Modbus và DNP3

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi ntgiap, 23/4/21.

  1. ntgiap

    ntgiap Member

    Tham gia ngày:
    24/3/20
    Bài viết:
    129
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Hà Nội
    DNP3 (Distributed Network Protocol, version 3) và Modbus là hai trong số các giao thức được sử dụng phổ biến nhất trong hệ thống SCADA. Mặc dù cả hai đều được sử dụng trong các hệ thống giám sát và điều khiển từ xa, bạn có thể nhận thấy một số điểm khác biệt chính giữa chúng. Hãy cùng khám phá sự khác biệt giữa giao thức Modbus và DNP3 nhé.

    Giao thức định hướng theo byte
    Cả DNP3 và Modbus đều là giao thức định hướng theo byte. Điều này có nghĩa là cả hai đều sử dụng byte hoặc ký tự văn bản đầy đủ làm mã điều khiển.

    Cấu trúc lớp vật lý
    Modbus là một giao thức lớp ứng dụng, trong khi DNP3 chứa: lớp liên kết dữ liệu, lớp ứng dụng và lớp Transport.

    Cả hai giao thức đều được sử dụng rộng rãi trên nhiều lớp vật lý, bao gồm RS-232, RS- 422, RS-485 và TCP / IP. Modbus có một biến thể riêng khi sử dụng qua TCP/ IP được gọi là Modbus TCP/ IP. Với DNP, giao thức chỉ được gói gọn trong TCP / IP.

    Lịch sử
    Modbus được phát triển trong ngành điều khiển quá trình bởi Modicon vào năm 1979. Ban đầu nó được thiết kế như một cách đơn giản để truyền dữ liệu giữa các thiết bị điều khiển và cảm biến thông qua giao diện RS-232. Modbus hiện hỗ trợ các phương tiện truyền thông khác, bao gồm TCP / IP.

    Modbus hiện là một tiêu chuẩn mở, được quản lý bởi Modbus-IDA

    Giao thức mạng phân tán (DNP) ban đầu được phát triển bởi Westronic, Inc. (nay là GE Harris) vào năm 1990. Bộ tài liệu đặc tả giao thức “DNP 3.0 Basic 4” đã được phát hành vào năm 1993 và quyền sở hữu giao thức đã được trao cho DNP Users Group được thành lập vào tháng 10 năm 1993.

    DNP được phát triển đặc biệt để sử dụng trong các ứng dụng SCADA ngành Điện. Nó hiện là giao thức phổ biến trong các hệ thống SCADA ngành Điện và đang trở nên phổ biến trong các ngành công nghiệp khác như: Dầu khí, Nước và xử lý Nước thải.

    Kiểu dữ liệu
    Các thiết bị Modbus thường cho phép truy cập vào các đầu vào và đầu ra trên bộ lập trình PLC. Tiêu chuẩn giao thức Modbus không chỉ định cách gửi các giá trị thanh ghi 16-bit. Chúng có thể được gửi byte cao đầu tiên hoặc byte thấp trước, có dấu hoặc không dấu. Các thanh ghi kế tiếp thậm chí có thể được kết hợp để tạo ra các số dấu phẩy động.

    Giá trị thanh ghi Modbus thường được chia thành các dải đặc biệt (ví dụ: Holding Registers có địa chỉ từ 40001 đến 49999). Bởi vì Modbus hỗ trợ khái niệm đọc ngược giá trị của một đầu ra, hầu hết các thiết bị Modbus chỉ triển khai dữ liệu kiểu “đầu ra”. Với việc triển khai này, tất cả các đầu vào đều được đọc và xử lý như thể chúng là đầu ra.

    DNP xác định một số lượng lớn các kiểu dữ liệu. Trong mỗi loại có thể hỗ trợ nhiều biến thể. Các biến thể này có thể mô tả việc dữ liệu được gửi dưới dạng số nguyên 16 bit hay 32 bit, giá trị floating point 32-bit hoặc 64-bit; có hoặc không có dấu…

    Xem thêm tại:
    https://giaiphap.mctt.com.vn/su-khac-biet-giua-giao-thuc-modbus-va-dnp3/
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này