Linh tinh Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp công ty

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi bholdus1, 19/5/22.

  1. bholdus1

    bholdus1 New Member

    Tham gia ngày:
    18/6/21
    Bài viết:
    2
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi công ty. Một tổ chức khi thiếu đi yếu tố văn hóa sẽ rất khó có thể đứng vững và tồn tại thịnh vượng trong giai đoạn hội nhập như hiện nay. Cùng GapoWork tìm hiểu vai trò của văn hoá đối với doanh nghiệp là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển doanh của tổ chức trong nội dung bên dưới nhé?
    Vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong tổ chức
    Văn hoá doanh nghiệp nếu hiểu một cách “lý thuyết" thì đây là một thuật ngữ chung để chỉ các giá trị và thực tiễn được chia sẻ từ đội ngũ nhân viên trong công ty. Văn hóa sẽ hình thành và phát triển song song với quá trình đổi mới, hoàn thiện của mỗi doanh nghiệp mà không đơn thuần chỉ là cách giao tiếp giữa mọi người trong công ty. Đó sẽ là bao gồm cả những giá trị cốt lõi, quy tắc, phong cách quản lý, chính sách kinh doanh, chế độ, phúc lợi… dành cho mỗi thành viên thuộc tổ chức đó.
    Vai trò của văn hoá doanh nghiệp phát huy rõ rệt nhất khi nó giúp tổ chức thích ứng với những thay đổi từ môi trường bên ngoài.
    [​IMG]
    Minh chứng cho thấy tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp thực sự cần được quan tâm và cải thiện mỗi ngày là ví dụ về những cái tên từng rất nổi tiếng trên thế giới như: Kodak, IBM, General, Digital Electronics… đã đánh mất vị thế của mình trong thời gian ngắn vì thiếu thống nhất trong văn hoá đội ngũ. Còn các công ty, tập đoàn như LG, Toyota, Nissan, Matsushita, … thì lại thành công vang dội trong và ngoài nước, mạnh mẽ vượt qua hàng ngàn đối thủ lớn mạnh nhờ thấu hiểu vai trò văn hoá doanh nghiệp.
    Văn hóa doanh nghiệp có vai trò lớn trong việc tăng sự gắn kết giữa các thành viên. Nhân viên trong cùng một tổ chức có thể hiểu và chia sẻ với nhau những vấn đề về công việc, cuộc sống, từ đó tạo nên sự đoàn kết tập thể. Ngoài ra, vai trò của văn hóa doanh nghiệp còn được thể hiện rõ rệt hơn qua cách mà tổ chức xây dựng môi trường làm việc ngày một lý tưởng, lành mạnh hơn.
    Ngày nay, hầu hết các tổ chức đều nỗ lực để thu hút nhân tài và giữ chân nhân sự giỏi. Một trong những yếu tố quyết định sự gắn bó lâu dài của nhân sự giỏi là văn hóa doanh nghiệp thoải mái, vững mạnh.
    Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến quá trình vận hành tổ chức

    1. Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng tới thương hiệu nhà tuyển dụng
    Văn hóa doanh nghiệp trong quá trình xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng tác động rất lớn đến mong muốn, nhu cầu của các ứng viên. Thương hiệu của một tổ chức thể hiện rõ sứ mệnh, giá trị và văn hoá của tổ chức đó. Về cơ bản, đó là những yếu tố thể hiện “tính cách” nổi bật của công ty với khách hàng hay người lao động. Trong một số trường hợp, thương hiệu nổi tiếng và đặc biệt của nhà tuyển dụng sẽ là gợi ý giúp ứng viên trả lời câu hỏi “tại sao nhiều người thích được làm việc tại doanh nghiệp đó?”.
    Nhiều công ty chú trọng vào việc xây dựng thương hiệu ngay từ những ngày đầu với chiến lược cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng dài hạn và chọn lọc nhân tài gắn bó với tổ chức trong quá trình phát triển. Để xây dựng chiến lược thương hiệu tuyển dụng đạt chất lượng, doanh nghiệp cần nghiên cứu, đánh giá mức độ nhận biết tổ chức của mình với thị trường và người lao động. Theo đó, doanh nghiệp sẽ xác định được điểm mạnh, điểm yếu để lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp nêu bật những khía cạnh tích cực nhằm củng cố vị thế của tổ chức trong lòng ứng viên.
    [​IMG]
    Nhiều doanh nghiệp chủ yếu thường chỉ chú trọng vào những khía cạnh kinh doanh và phớt lờ việc tạo dựng văn hóa riêng cho tổ chức. Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp không chỉ góp phần quan trọng trong việc thông báo cho ứng viên biết công ty đang tuyển dụng mà còn bao gồm cả yếu tố xây dựng mối quan hệ với ứng viên. Đây được coi là cơ hội để tổ chức cập nhật thông tin, hoạt động của doanh nghiệp nhằm ghi dấu ấn về hình ảnh, thương hiệu của mình và khiến ứng viên chủ động ứng tuyển hoặc giới thiệu nhân tài là người thân, bạn bè cho công ty.
    Ngày nay, người lao động có xu hướng sử dụng phương tiện truyền thông, mạng xã hội để chia sẻ cảm xúc, bày tỏ quan điểm, suy nghĩ về những nơi họ đã hợp tác hay trực tiếp làm việc. Các hội nhóm trên Facebook, Twitter hay diễn đàn của các website… đều xuất hiện chủ đề về nơi làm việc tích cực, chế độ tốt, môi trường làm việc lành mạnh, cạnh tranh và ngược lại.
    Do đó, các doanh nghiệp có văn hoá không ổn định, quy định khắt khe và phúc lợi không tốt sẽ rất dễ trở thành “tổ chức đen tối” đối với các ứng viên. Và tất nhiên, đối với những công ty có môi trường làm việc tốt, văn hoá doanh nghiệp vững mạnh thì sẽ thu hút nhiều nhân tài cùng ứng viên tiềm năng. Không chỉ vậy, theo nghiên cứu của các chuyên gia quản trị nhân lực khẳng định, những tổ chức tập trung phát triển văn hoá doanh nghiệp mạnh mẽ sẽ thúc đẩy được hiệu suất làm việc của nhân viên tốt hơn so với các công ty không làm được điều đó.
    Theo khảo sát của Glassdoor - nền tảng tuyển dụng lớn nhất thế giới cho biết: “Có đến 77% nhân viên sẽ xem xét nền văn hóa của tổ chức được triển khai như thế nào trước khi nộp đơn ứng tuyển. Bên cạnh đó, 56% người lao động cho rằng văn hóa doanh nghiệp quan trọng hơn mức lương hàng tháng.”.
    2. Văn hóa doanh nghiệp tác động trực tiếp đến năng suất của đội ngũ
    Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế học thuộc Đại học Warwick chia sẻ, những nhân viên hạnh phúc với môi trường làm việc của họ có năng suất làm việc cao hơn đến 12%, trong khi những thành viên cảm thấy không hài lòng với công việc hay tổ chức thì năng suất thấp hơn 10%.
    Thúc đẩy sự kết nối giữa nội bộ nhân viên là chìa khóa cho mọi tổ chức để thúc đẩy năng suất, tăng doanh thu và duy trì tính cạnh tranh. Bản chất của văn hóa doanh nghiệp là khích lệ, tăng cường tiềm lực, quy tụ được sức sáng tạo của đội ngũ, tạo ra nhiều lợi nhuận cho tổ chức. Vì vậy, doanh nghiệp có môi trường văn hóa làm việc lành mạnh, nhân viên sẽ luôn được khuyến khích đưa ra ý kiến, phát huy khả năng sáng tạo…để nâng cao chất lượng hợp tác, làm việc nhóm nhằm nâng cao hiệu quả của bản thân. Điều đó cho thấy vai trò của văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của nguồn nhân lực.
    Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 khiến các doanh nghiệp phải nghiêm túc suy nghĩ về vấn đề phát triển văn hóa doanh nghiệp bền vững trước năng lực cạnh tranh của đội ngũ.
    [​IMG]


    GapoWork tạo điều kiện để các thành viên trong công ty tiếp xúc với các yếu tố văn hóa doanh nghiệp mỗi ngày, giúp dễ dàng thiết lập thói quen, văn hóa chung.
    Vai trò của văn hóa doanh nghiệp là không thể thiếu đối với sự phát triển vững mạnh của mọi tổ chức. Bởi vì văn hóa doanh nghiệp quy tụ được sức mạnh của toàn công ty, thu hút và giữ chân nhân tài, củng cố sự gắn bó, đoàn kết, khuyến khích những tài năng sáng tạo vượt trội giúp tổ chức ngày càng lớn mạnh.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này