Linh tinh Nghien cuu ve quan ly doi moi phuong phap day hoc tai Luan Van Viet

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi luanvanviet, 21/10/19.

  1. luanvanviet

    luanvanviet New Member

    Tham gia ngày:
    4/10/19
    Bài viết:
    29
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Trong bài viết này, Luận Văn Việt chuyên làm luận văn tốt nghiệp đại học xin chia sẻ đến bạn những nghiên cứu về quản lý đổi mới phương pháp dạy học. Nếu bạn đang làm luận văn tốt nghiệp hay cao học liên quan đến chủ đề này, thì đây là bài viết không thể bỏ qua.

    1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
    1.1. Về phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học
    Phương pháp dạy học (PPDH) và đổi mới phương pháp dạy học luôn là một trong những vấn đề thời sự của giáo dục. Ý tưởng về một PPDH phát huy cao độ tính tích cực của người học không phải đến bây giờ mới được đặt ra mà nó đã được các nhà tư tưởng lớn đề cập đến như một kim chỉ nam trong giáo dục qua mọi thời đại. Thời cổ đại, Khổng Tử (551-470 TCN), mặc dù sống trong khuôn khổ khắc nghiệt của thể chế phong kiến nhưng đã rất coi trọng tính tích cực, hứng thú của học trò. Socrates (469-399 TCN) thường cùng học trò dùng “Phương cách tiêu dao”, vừa đi chơi vừa đàm đạo, trao đổi và gợi mở để học trò tự đi đến kết luận.

    I.A.Comenxki (1592-1670) cho rằng trong quá trình dạy học, trẻ em không chỉ đơn giản ngồi nghe, lĩnh hội thụ động mà còn phải tìm hiểu sự việc, hiện tượng. Từ đó ông đề ra một số nguyên tắc dạy học rất có giá trị là: nguyên tắc trực quan; nguyên tắc phát huy tính tích cực, tự giác của HS; nguyên tắc hệ thống liên tục; nguyên tắc củng cố kiến thức; nguyên tắc dạy theo khả năng tiếp thu của học sinh; nguyên tắc dạy học phải thiết thực và nguyên tắc dạy học cá biệt. Nhà trường không được loại bỏ một HS nào cho dù có những HS “tới đích chậm”. John Dewey (1859-1952) triết gia nổi tiếng ở Mỹ đã phát hiện trẻ em phải học bằng trải nghiệm, do đó cần “giáo dục bằng việc làm”, dạy học thông qua trải nghiệm, thực hành.

    Các nghiên cứu khác như: Howard Gardner cho rằng não bộ đã tạo ra các hệ thống riêng biệt cho những năng lực tương ứng khác nhau mà ông gọi là “các năng lực trí tuệ”, những dạng năng lực trí tuệ này không nhất thiết bộc lộ hết ở một con người. Biết được điều này, GV sẽ tìm ra phương pháp giảng dạy tối ưu nhất cho từng bài học và từng đối tượng HS cũng như biết phát huy những thế mạnh của riêng mình. Thomas Armstrong đã ứng dụng thành công một phần lý thuyết đa trí tuệ của H.Gardner vào việc giảng dạy và giáo dục. [94] Madeleine Roy và Jean-Marc Denomme, cho chúng ta thấy một cách tiếp cận khoa học thần kinh nhận thức trong học và dạy dựa trên sự vận hành năng động của hệ thần kinh. HĐDH – giáo dục là sự tương tác lẫn nhau giữa ba yếu tố: Người dạy – Người học và môi trường [90]. Nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc Viện Đại học Đào tạo GV ở Pháp như Guy Brousseau, Claude Comiti, M. Artigue, R. Douady, C. Margolinas đã đặt cơ sở khoa học cho những tác động sư phạm, trong đó phân tích môi trường không phải là một yếu tố tĩnh mà là thành tố thuộc cấu trúc HĐDH, môi trường không chỉ ảnh hưởng đến người dạy, người học mà quan trọng là làm thay đổi người dạy, người học nhằm đảm bảo sự thích nghi của họ trước sự thay đổi môi trường.[90]

    Các nghiên cứu này có tính chất tạo cơ sở nền tảng định hướng cho đổi mới PPDH, chưa đi sâu vào nghiên cứu về đổi mới PPDH.

    1.2. Về quản lý nhà trường và quản lý đổi mới phương pháp dạy học
    UNESCO cũng đã tập hợp nhiều học giả trên thế giới để nghiên cứu những vấn đề QLGD trên quy mô toàn cầu: hiệu quả giáo dục và hiệu quả QLGD gắn liền với các thao tác quản lý của người quản lý (vai trò, chức năng và nhiệm vụ của người hiệu trưởng). Hướng dẫn phương pháp xác lập kế hoạch QLGD cấp vi mô để đánh giá hiệu quả dạy học thông qua hiệu quả đào tạo. Các tác giả Jacob W.Getzels, M.Lipham, Roald F.Campbel đã nghiên cứu khá hoàn chỉnh về các vấn đề QLGD dựa vào các học thuyết quản lý chung, đặc biệt là thuyết hành vi trong quản lý (quan hệ con người). [79]

    Nhà nghiên cứu V.A.Xukhomlinxki cùng một số tác giả khác như V.P.Xtrêzicodin, G.I.Goocscaia,… đã đưa ra một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng trường phổ thông tập trung vào một số nội dung sau: Việc phân công hợp lý công việc giữa Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng phụ trách công tác dạy học; Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ GV; Tổ chức hội thảo khoa học; Dự giờ và phân tích bài học. [107]

    Các tác giả trên đã bước đầu chú ý đến vai trò quản lý của hiệu trưởng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, tuy nhiên mới chỉ dừng ở vai trò quản lý nói chung, chưa chú ý đến quản lý chỉ đạo phương pháp dạy học của giáo viên.

    Tác giả Michel Develay lại đề cập đến vấn đề thay đổi phương pháp dạy học trong nhà trường dưới góc độ đào tạo bồi dưỡng giáo viên. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, kiến thức bị “lão hóa” rất nhanh, các phương tiện nghe nhìn và thông tin đại chúng đã phát triển đến mức giúp cho con người tiếp thu thuận lợi và nhanh chóng nhiều thông tin bổ ích. Nhà trường và GV dần dần mất đi đặc quyền truyền đạt và phân phối kiến thức. Do đó, công tác đào tạo bồi dưỡng GV cần được đổi mới theo quan điểm lấy việc học của HS là trung tâm, tức là việc đào tạo nghề dạy học không chỉ được xác định bằng hoạt động dạy của thầy mà trước hết phải bằng HĐH của trò. [36]

    Ngoài dịch vụ viết luận văn tốt nghiệp của Luận Văn Việt, bạn có thể tham khảo dịch vụ làm báo cáo thuê , hỗ trợ spss , chuyên viết thuê assignment , viết tiểu luận thuê

    2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
    2.1. Về phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học
    Từ năm 1960 (Đại hội Đảng lần thứ III), nhà trường được chỉ đạo cải tiến PPDH theo những hướng sau đây: Dạy học theo hướng gắn với đời sống; Đào tạo theo nhu cầu; dạy học ít mà tinh, chu đáo, không tham nhiều, hiện đại, khoa học, thực tiễn [tr. 23][21]. Từ năm 1975 đất nước hoàn toàn giải phóng, sức ép thi cử vào các trường đại học đã trở thành gánh nặng cho thầy và trò. Dạy học hướng vào mục đích thi cử, phương pháp thuyết trình là chủ yếu.

    Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: QTDH là sự thống nhất của dạy và học, trong đó dạy giữ vai trò chủ đạo, “Dạy học là một trong những hoạt động phức tạp nhất, vì thế PPDH là đa dạng, đa cấp”[85]. Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn đã có những nghiên cứu rất thành công về vấn đề dạy HS tự học. Các tác giả Thái Duy Tuyên, Nguyễn Hữu Trí đã có nhiều nghiên cứu về các xu hướng dạy học hiện đại như: Dạy học nêu và GQVĐ, dạy học hướng vào người học, dạy học định hướng hành động, dạy học kiến tạo, dạy học hợp tác nhóm, dạy học theo dự án, dạy học theo góc, dạy học theo hợp đồng, dạy học vi mô… Các nghiên cứu này tập trung vào các kỹ thuật của PPDH hoặc KTDH riêng lẻ, chưa chỉ ra được bản chất của việc PPDH nhằm hình thành và phát triển năng lực HS.

    Tác giả Đặng Thành Hưng cho rằng “Để tiến hành các PPDH tích cực hóa học tập, cần thiết kế bài học dựa trên nguyên tắc dựa vào người học và hoạt động của người học” [54]. Theo tác giả, có 4 loại hoạt động cơ bản mà người học phải thực hiện để hoàn thành mỗi bài học: (1) Hoạt động phát hiện, tìm tòi giúp người học phát hiện sự kiện, vấn đề, tình huống, nhiệm vụ học tập và tìm ra những liên hệ, xu thế, dữ liệu, thông tin, giá trị… trong các tình huống, sự kiện đó; (2) Hoạt động xử lý, biến đổi dữ liệu, thông tin và giá trị đã thu được giúp người học xây dựng ý tưởng, tạo dáng tri thức, hình thành khái niệm, hiểu và phát biểu được những định lý, quy tắc, khái niệm…; (3) Hoạt động áp dụng kết quả xử lý, biến đổi và phát triển khái niệm, giúp người học hoàn thiện trí thức, khái niệm qua hành động thực tế, trong tình huống trước và nhờ đó phát triển thêm các sự kiện, bổ sung thông tin, trải nghiệm giá trị; (4) Hoạt động đánh giá quá trình và kết quả, giúp người học điều chỉnh nội dung và cách học, phát triển những ý tưởng mới. [53] Để thiết kế PPDH cần đảm bảo 4 nguyên tắc: Tuân thủ bản chất khái niệm PPDH; Thích hợp, hài hòa với thiết kế tổng thể của bài học; Dựa vào những phương thức học tập và các kiểu PPDH chung; Dựa vào kinh nghiệm sư phạm và trình độ phát triển kỹ năng dạy học của GV[53]. Dạy học thông qua tổ chức các HĐH cho HS là con đường hình thành và phát triển năng lực HS, phù hợp với xu hướng đổi mới giáo dục, đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay.

    Ngoài ra, tác giả cũng có nhiều bài viết bàn về dạy học và PPDH như: Bản chất của dạy học hiện đại; Khái niệm tình huống dạy học trong dạy học giải quyết vấn đề; Quan hệ giữa phương pháp dạy học đại cương và phương pháp dạy học cụ thể trong quá trình dạy học, Về vấn đề đánh giá chất lượng dạy học bộ môn; Nhận diện và đánh giá kỹ năng…

    Tháng 10/2012, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Hội thảo khoa học “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông”, bà Nguyễn Thị Bình – nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam cho rằng: Về sứ mạng và mục tiêu giáo dục: Dạy và học làm người – làm người lương thiện và công dân có trách nhiệm là mục tiêu số 1, là sứ mạng không thể thoái thác của nhà trường phổ thông. Về PPDH “cần phải rũ bỏ mọi hình thức áp đặt, thay vào đó, hết sức coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tư duy độc lập, sáng tạo cho HS. Chỉ có như vậy nhà trường mới đào tạo được những công dân tự tin, tự chủ, tự lập để có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội”. [30]

    Các nghiên cứu đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận về PPDH, khái niệm về PPDH, phân loại và hình thành hệ thống PPDH, sự kết hợp giữa các PPDH truyền thống và hiện đại. Không có một hay một số PPDH nào là độc tôn mà cần có sự phối hợp, đa dạng hóa các phương pháp trong dạy học và sự vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp có hiệu quả tùy theo điều kiện thực tế.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này