Tin tức Mẫu bàn thiên trước nhà giản dị nhưng vẫn đúng phong thủy

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi langmodaninhbinh.info, 2/5/19.

  1. langmodaninhbinh.info

    langmodaninhbinh.info Member

    Tham gia ngày:
    2/5/19
    Bài viết:
    69
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    Nam
    Mẫu bàn thiên trước nhà giản dị nhưng vẫn đúng phong thủy

    Bàn Thiên trước nhà xuất hiện từ thuở khai hoang lập địa của cư dân phương Bắc di dân vào Nam. Bàn thiên hay còn gọi là bàn Ông Thiên hay bàn Thông Thiên xuất hiện phổ biến khắp các vùng nông thôn Nam Bộ. Chúng ta có thể thấy ở trong sân mỗi gia đình đều có dựng một bàn Thiên trước nhà.

    Các mẫu bàn Thiên trước nhà hay thấy ở vùng nông thôn Nam Bộ.

    Đại đa số ở nông thôn Nam Bộ, bàn Thiên được đặt ngay trước cửa nhà – đây là nơi giao nhau giữa trời và đất, cũng là nơi con người gửi gắm ước mong tới ông Trời. Bàn Thiên ở Nam Bộ rất đơn giản, một tấm ván vuông (hoặc hình chữ nhật) được đặt trên một cây cột trụ tròn cắm giữa sân nhà. Trên tấm ván đó là được bày biện giống với một bàn thờ thông thường với bát hương, vài chén rượu trắng (hoặc nước lã), một lọ hoa, cùng với một đĩa hoa quả; có những nơi còn có thêm lọ gạo hoặc lọ muối trắng. Bàn thờ thiên thường cao ngang tầm ngực của người trưởng thành (bằng gỗ hoặc bằng gạch hoặc bằng đá tự nhiên).

    Bàn Thiên thường được xây trước sân nhà; nếu sân đất, người ta tráng xi-măng hoặc lót gạch, đá xung quanh bàn Thiên; một số nơi khác, không có sân vườn rộng, bàn Thiên có khi đặt trên sân thượng. Mỗi lúc mặt trời lặn (người xưa quan niệm rằng lúc mặt trời lặn xuống là thời gian giao thoa của Trời và Đất – khi mà mặt đất gần với bầu trời nhất) gia chủ thắp nhang khấn nguyện Trời Đất rồi cúi vái bốn phương”. Ấy vậy mới nói, bàn Thiên ở Nam Bộ là nơi biết bao tình cảm thiêng liêng của con người đối với ông Trời, gửi gắm những mong ước an lành khi thuở khai hoang mảnh đất phương Nam. Là nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người dân vùng Cửu Long qua bao mùa nước lũ, đem lại sự trù phú cho mảnh đất này.

    [​IMG]
    Bàn thiên trước nhà phổ biến hiện nay.

    Một vài nơi, hình thức bàn Thiên có khác. Ví dụ Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười có dạng bàn Thiên hai tầng. Tầng trên thờ Trời (còn gọi là thờ Chánh Đức Thiên La thần), tầng dưới thờ Đất (còn gọi là Thổ Trạch Long thần), bộc lộ rõ tín ngưỡng cha Trời – mẹ Đất, một dạng tín ngưỡng cổ xưa tôn thờ sức mạnh của thiên nhiên có khả năng thay đổi cuộc sống, đặc biệt là với vùng đất thuần văn hóa lúa nước này. Có những nơi còn có bàn Thiên ba tầng. Tầng trên thờ Trời, tầng dưới thờ Đất và tầng giữa thờ Người, biểu thị sự hòa hợp với thiên nhiên của con người theo thuyết tam tài (Thiên – Địa – Nhân).

    [​IMG]
    Mẫu bàn Thiên bằng đá hai tầng.

    Bàn thiên của người Hoa có gì khác biệt so với người Việt?
    Những vùng đất được tập trung nhiều người Hoa sinh sống, tín ngưỡng thờ ông Trời được thể hiện qua bàn thờ Thiên Quan Tứ Phước hay bàn thờ Thiên Phụ Địa Mẫu. Bàn thờ Thiên Quan Tứ Phước có khi được thờ ở nhà hoặc ở chùa. Sự khác biệt ở đây là cộng đồng người Hoa không dựng bàn Thiên theo dạng “Trụ tròn – Mặt vuông” như của người Việt. Nếu thờ Thiên tại nhà, người gốc Hoa sử dụng trang thờ được đóng vách ngay trước cửa nhà. Người ta mua trang thờ về, sau đó khoan tường bắt vào vách. Trên trang thờ đó có một lư hương, ba chung nước, lọ cắm hoa, có khi có thêm lọ muối và lọ gạo hai bên. Phía trong là bài vị ghi bốn chữ Thiên Quan Tứ Phước. Hay tối giản hơn, người ta mua bài vị này về bắt vào vách, phía dưới bài vị có lọ cắm nhang là xong.

    Khi cúng thì đặt thức cúng dưới đất. Còn bàn thờ Thiên Phụ Địa Mẫu thường được đặt ở chùa để cúng tế trời đất mỗi khi trong chùa có lễ. Hình thức thờ Trời của người Hoa cũng có khi là một gian thờ Ngọc Hoàng trong chính điện của một ngôi chùa. Bởi, người dân Nam Bộ quan niệm rằng: Ngọc Hoàng Thượng Đế chính là ông trời, ông có quyền lực vô biên trong việc định đoạt phúc họa cho trần gian. Đây cũng là điểm khác biệt trong việc thờ phụng ở những ngôi chùa của người Hoa khi họ thờ Ngọc Hoàng (ông Trời) trong các ngôi chùa chứ không phải thờ Phật như đại đa số ngôi chùa khác.

    [​IMG]
    Bàn thiên trước nhà của cộng đồng người Hoa

    Người Khmer cũng có bàn Thiên ở sân nhà. Bàn Thiên của người Khmer cũng như bàn Thiên của người Việt, nhưng người Khmer không quan niệm đó là bàn thờ Trời mà đó là bàn thờ Phật. Hằng ngày, họ thắp nhang lên bàn Thiên cầu mong cho Đức Phật che chở để họ được mạnh khỏe, làm ăn phát đạt, mùa màng bội thu,…

    Ngày nay, xã hội đã phát triển, một số tín ngưỡng cổ sơ đã không còn tồn tại, nhưng tín ngưỡng thờ Trời vẫn mãi còn được người dân Nam Bộ nói riêng, người dân Việt Nam nói chung duy trì.

    Tuy mỗi vùng lại có một cách xây dựng hay thờ cúng khác nhau, nhưng bàn Thiên vẫn được coi là một nét văn hóa tâm linh đặc sắc trong văn hóa. Là niềm tin của con người vào ông Trời rằng “ông Trời có mắt” sẽ đem lại hạnh phúc ấm no cho con người.

    Nguồn: https://langmodaninhbinh.info/mau-ban-thien-truoc-nha-gian-di-nhung-van-dung-phong-thuy/
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này