Điện Tử Lắp ráp thiết bị điện tử theo đúng quy trình, công nghệ hiện đại tại Z755

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi Thu Ngân, 22/12/21.

  1. Thu Ngân

    Thu Ngân Member

    Tham gia ngày:
    6/11/21
    Bài viết:
    72
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    Nữ
    Các sản phẩm điện tử là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Mọi thứ từ điện thoại thông minh đến ô tô của chúng tôi đều chứa các thành phần điện tử. Cốt lõi của các thiết bị điện tử này là bảng mạch in, còn được gọi là PCB. Hầu hết mọi người đều nhận ra chúng khi nhìn thấy bảng mạch in. Đây là những con chip nhỏ màu xanh lá cây bao phủ dây đồng và các bộ phận, và bạn sẽ tìm thấy chúng ở trung tâm của các lắp ráp thiết bị điện tử. Các bảng này được làm bằng sợi thủy tinh, dây đồng. Cũng như được cách điện bằng mặt nạ hàn. Mặt nạ hàn này là nguồn gốc của màu xanh lá cây đặc trưng.
    Lắp ráp điện tử hay còn gọi là PCBA (Printed Circuit Board Assembly) là một ngành công nghiệp phát triển vượt bậc mà trong đó phát minh ra PCB và cho thương mại hóa PCB đóng một vai trò quyết định. Lắp ráp điện tử dựa trên PCB gọi là PCBA.

    Nhằm đưa ra một bức tranh khái quát về lịch sử phát triển của ngành lắp ráp điện tử trên thế giới qua đó hình dung con đường hình thành tên gọi PCBA, xin giới thiệu các quá trình phát triển ngành lắp ráp điện tử đã trải qua với các giai đoạn chính như sau:

    Công nghệ Point To Point

    Công nghệ Auto – Sembly

    Công nghệ AI (Auto – Insert hay Through – Hole Technology)

    Công nghệ SMT (Surface Mount Technology hay Auto – Mount )

    1. Công nghệ Point To Point

    Là phương thức ráp mạch điện có từ trước năm 1950 Point to point được xây dựng trên những trạm rời rạc, các trạm này làm bằng đồng mạ kẽm được ghép cố định và cách ly bằng barkelite trên một kết cấu sườn cơ khí khác còn gọi là chassis

    Chassis được xây dựng trước, rồi đến các trạm được gắn lên bằng cách tán rivet hoặc bắt ốc vít, các biến áp, linh kiện lớn, chân đế cắm đèn chân không cũng được lần lượt gắn trên chassis này, sau đó chúng được kết kối với nhau bằng các chuyên gia lắp ráp và công việc này được thực hiện hoàn toàn bằng tay với sự kết hợp của thêm của các dây nối

    [​IMG]

    Kỹ thuật này còn được tiếp tục sử dụng ngay cả khi PCB đã được thương mại hóa bởi khi đó mạch điện tử còn lấy đèn chân không điện tử làm cơ sở khuyếch đại, giai đoạn này có một sự cố gây cho PCB dòn dễ vỡ là do đèn chân không phát ra rất nhiều nhiệt nên kỹ thuật PCB không phát triển (xem thêm trong phần nguyên liệu), kỹ thuật này còn được sử dụng cho đến đầu những thập niên 70 thế kỷ trước và kể cả ngày nay trong các thiết bị được gọi là ampli Hi-End dựavào đèn chân không làm cơ sở khuyếch đại.

    [​IMG]


    Point to point đòi hỏi người lắp ráp phải khéo tay, có hiểu biết ít nhiều về sơ đồ mạch mới có thể lắp ráp được bên cạnh đó kỹ năng hàn tay cũng là một đòi hỏi khá cao để có thể hoàn thành sản phẩm và cuối cùng là gặp rất nhiều khó khăn trong triển khai sản xuất hàng loạt, point to point thích hợp hơn với sản xuất đơn chiếc hoặc hand make theo ý đồ thiết kế riêng


    2. Công nghệ Auto – Sembly


    Auto – Sembly gắn liền với lịch sử phát triển PCB (Printed Circuit Board), PCB được phát minh từ sớm đầu thế kỷ 20, năm 1903 bởi nhà phát minh người Đức, Albert Hanson, ông ép phẳng đồng trên một bảng cách điện, có nhiều lớp, vào năm 1904 Thomas Edison (Mỹ) thử nghiệm phương pháp mạ kim loại hóa học trên nền giấy lanh. Vào năm 1913 Arthur Berry (Anh) được cấp bằng phát minh PCB với phương pháp in và ăn mòn hóa học và cùng năm tại Hoa kỳ Max Schoop lấy bằng phát minh phương pháp bay hơi kim loại qua một mặt nạ để dính vào bề mặt board. Sau cùng, vào năm 1927 Charles Durcase lấy bằng sáng chế PCB bằng phương pháp mạ điện kim loại.

    Khoảng vào năm 1936, việc nhà phát minh người Áo, kỹ sư Paul Eisler làm việc tại Anh quốc dùng PCB như một linh kiện để làm ra chiếc radio lần đầu tiên và ông chính là người mở màn cho việc sử dụng PCB.

    Trong Đệ nhị thế chiến, quân đội Mỹ giữ bản quyền PCB trên nền sứ, họ đã sử dụng PCB cho mạch điện tử (kích nổ gần chạm) trong tên lửa đất đối không để bắn máy bay trong chiến tranh, sau chiến tranh vào năm 1948 người Mỹ cho thương mại hóa PCB ra thị trường, nhưng PCB vẫn chưa thực sự trở nên phổ biến được, vào giữa thập niên 1950 khi quân đội Mỹ phát triển kỹ thuật Auto – Sembly trên nền tảng PCB, PCB mới thực sự thương mại hóa.
    Xem thêm: http://z755.com.vn/lap-rap-thiet-bi-dien-tu-theo-dung-quy-trinh-cong-nghe-hien-dai-tai-z755.html
    CÔNG TY THÔNG TIN ĐIỆN TỬ Z755

    Địa chỉ: Số 2A, Phan Văn Trị, Phường 10, Gò Vấp, TP.HCM

    Hotline: 0917 900 118

    Email : [email protected]

    Website : http://www.z755.com.vn/

    Facebook: https://bit.ly/2F4XVBB
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này