Bất Động Sản Kinh nghiệm phát triển thị trường tiết kiệm năng lượng

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi vyngantype, 1/3/19.

Thẻ:
  1. vyngantype

    vyngantype Member

    Tham gia ngày:
    19/9/18
    Bài viết:
    479
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nữ
    Kinh nghiệm phát triển thị trường tiết kiệm năng lượng Các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có cơ hội trong việc hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài để thực hiện chuyển đổi công nghệ may bien tan gia re theo hướng xanh hóa. Thị trường Việt Nam cũng được đánh giá là khá rộng lớn cho các công ty trong nước và quốc tế tham gia, nhưng đây cũng là thị trường còn khá nhiều rào cản cho việc tiếp nhận các công nghệ xanh hóa. Tại Hội thảo “Kinh nghiệm phát triển thị trường tiết kiệm năng lượng và nước” diễn ra ngày 19/9/2013 tại Hà Nội, bà Nieken Stam, chuyên gia phát triển kinh doanh của Dự án MEET-BIS cho biết, theo nghiên cứu của dự án này đối với 172 doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, có tới 69% doanh nghiệp cho rằng, có nhiều việc khác phải làm; 43% thiếu các thông tin đáng tin cậy; 41% lo ngại về các chi phí triển khai các biện pháp mới và 8% cho rằng, có quá nhiều thông tin, không biết đâu là giải pháp tốt nhất. Điều này lý giải vì sao sau gần 5 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, MEET-BIS đã giới thiệu các giải pháp tiết kiệm năng lượng và nước tới 3.852 doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, nhưng chỉ có 423 doanh nghiệp đầu tư các giải pháp tiết kiệm năng lượng và nước. [​IMG] Đầu tư cho các giải pháp tiết kiệm năng lượng và nước vẫn chưa được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm nhiều. Chia sẻ tại Diễn đàn Công nghệ Xanh Việt Nam - Ba Lan, ông Hoàng Trần Đồng, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH CTE Carbotech Engineering Việt Nam (công ty liên doanh Việt Nam - Ba Lan duy nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực liên quan tới công nghệ môi trường) cũng tỏ ra khá băn khoăn, bởi sau 1 năm hoạt động tại Việt Nam, những kế hoạch triển khai thiết kế, chuyển giao công nghệ xử lý nước thải, chất thải rắn đô thị, chất thải công nghiệp, chất thải y tế... cho các dự án tại Việt Nam vẫn chỉ thực hiện trên giấy. Lý do được ông Đồng đưa ra là các doanh nghiệp Việt Nam hiện rất thiếu vốn. “Nếu như các dự án đấu thầu mà CTE thực hiện tại nước ngoài rất minh bạch về vốn hay những dự án công cũng có quỹ tài chính cụ thể, thì những dự án tại Việt Nam lại tạo cho chủ đầu tư tâm lý rủi ro về tài chính và không biết đầu tư theo cách nào, có thu được vốn về không sau khi chuyển giao công nghệ, thiết bị hay không”, ông Đồng cho biết. Thứ trưởng Bộ Môi trường Ba Lan, ông Janusz Zaleski đã khẳng định, Bộ Môi trường Ba Lan đã có kế hoạch tăng cường hợp tác với Việt Nam trong phạm vi bảo vệ môi trường. 3 năm trở lại đây, các doanh nghiệp Ba Lan cũng liên tiếp tham dự hội chợ liên quan tới công nghệ xanh được tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM, nhằm tìm kiếm các cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp hai nước. Nhưng hiện tại, vẫn chưa có doanh nghiệp Ba Lan nào đặt trụ sở tại thị trường Việt Nam. Mặc dù nhận định, Việt Nam là thị trường rộng lớn cho các doanh nghiệp cung cấp các thiết bị liên quan tới phát triển môi trường bền vững, với trên 90% tổng số các doanh nghiệp là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng với kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam, bà Stam khuyến cáo các doanh nghiệp khi cung cấp các thiết bị năng lượng nên tập trung vào những doanh nghiệp có khả năng chi trả cao và đang tiêu tốn nhiều năng lượng, như các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, tòa nhà văn phòng, dệt may, da giày, sản xuất thép và giấy. Dự án MEET-BIS do Ủy ban châu Âu tài trợ, được thực hiện từ năm 2009, với tổng vốn đầu tư 1,9 triệu euro, mục tiêu là hỗ trợ các nhà cung cấp thiết bị tiết kiệm năng lượng và nước cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam.
     
  2. nguyenthihanoi5

    nguyenthihanoi5 Member

    Tham gia ngày:
    20/1/19
    Bài viết:
    818
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    chuyển nhà thành hưng hà nội Chiều 30/1, TAND Hòa Bình đọc bản án với 7 bị cáo liên quan sự cố chạy thận làm 9 người chết ở Bệnh viện đa khoa Hoà Bình. Từ gần 14h, cả trăm bác sĩ, người dân làm thủ tục vào theo dõi phiên tòa.

    Trước giờ tòa tuyên án, bị cáo Hoàng Công Lương (nguyên bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình) nói tin tưởng HĐXX sẽ có bản án thật công tâm và khách quan.

    Sau gần 3 tiếng đọc bản án, TAND thành phố Hòa Bình tuyên phạt Hoàng Công Lương mức phạt 42 tháng tù do phạm tội Vô ý làm chết người. Cùng tội danh, Bùi Mạnh Quốc (giám đốc công ty Trâm Anh) bị phạt 54 tháng tù.

    5 bị cáo gồm: Trương Quý Dương (nguyên giám đốc bệnh viện Hoà Bình) nhận 30 tháng tù, Trần Văn Thắng (nguyên trưởng phòng vật tư) án 36 tháng tù, Hoàng Đình Khiếu (nguyên phó giám đốc bệnh Hoà Bình) án 36 tháng tù, Trần Văn Sơn (nguyên cán bộ phòng vật tư) bị phạt 42 tháng tù, Đỗ Anh Tuấn (nguyên giám đốc công ty Thiên Sơn) lĩnh 30 tháng tù cùng về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

    Bản án nêu đủ cơ sở khẳng định lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Hoà Bình trong thời gian dài đã buông lỏng quản lý khiến nhân viên cẩu thả khi thực hiện chạy thận cho bệnh nhân.

    Khi sửa chữa hệ thống RO, Quốc tự ý sử dụng hoá chất HF và HCL không được dùng trong y tế để sục rửa hệ thống dẫn đến tồn dư lượng lớn hoá chất. Ngày 29/5/2017, khi chưa sửa chữa xong, bệnh viện đã đưa máy vào sử dụng nhưng Quốc không can ngăn. Việc này khiến 18 bệnh nhân chạy thận nhân tạo hôm đó gặp sự cố: 9 người chết, 9 người bị ảnh hưởng sức khoẻ.

    TAND Hòa Bình cho rằng là bác sĩ điều trị có chứng chỉ hành nghề và được đào tạo về chuyên môn thận nhân tạo, Lương được lãnh đạo giao trách nhiệm chuyên môn ở đơn nguyên thận nhân tạo. Theo quy chế khoa lọc máu, anh không phải chịu trách nhiệm nguồn nước nhưng buộc phải biết rõ tầm quan trọng của nước trong chạy thận. Lương biết việc sửa chữa hệ thống RO số 2 song khi chưa được ai bàn giao, chưa biết hệ thống nước đã đảm bảo an toàn hay chưa mà chỉ nghe điều dưỡng thông báo Lương đã đưa hệ thống vào chạy thận. HĐXX kết luận Lương "cẩu thả, làm việc theo thói quen và tự tin vào kinh nghiệm của bản thân".

    Theo bản án, bị cáo Trương Quý Dương (nguyên giám đốc Bệnh viện đa khoa Hòa Bình) phải chịu trách nhiệm với toàn bộ hoạt động của bệnh viện. Ông Dương ký quyết định thành lập đơn nguyên thận nhân tạo và ký các hợp đồng liên kết máy chạy thận, sửa chữa hệ thống song không bố trí kỹ sư, kỹ thuật viên và buông lỏng quản lý trong thời gian dài. Biết Công ty Thiên Sơn không lấy mẫu nước đi xét nghiệm sau khi sửa chữa nhưng ông Dương vẫn ký thanh lý hợp đồng cho xong thủ tục. "Sự thiếu trách nhiệm của bị cáo là một trong những nguyên nhân gây ra sự cố y khoa", bản án nêu.

    Bị cáo Hoàng Đình Khiếu (nguyên phó giám đốc phụ trách phòng vật tư và kiêm nhiệm chức trưởng khoa hồi sức tích cực) bị xác định không phân công cho ai quản lý hệ thống RO và không bố trí cho cán bộ làm nhiệm vụ của kỹ sư, kỹ thuật viên chịu trách nhiệm nguồn nước. Từ đó khiến không ai kiểm tra chất lượng nguồn nước trước, trong, sau khi chạy thận. Ông Khiếu đã buông lỏng quản lý trong thời gian dài để mặc cán bộ trong đơn nguyên tuỳ tiện sử dụng.

    [​IMG]


    Bảy bị cáo nghe tuyên án. Ảnh: báo Hòa Bình

    Bị cáo Đỗ Anh Tuấn (giám đốc Công ty Thiên Sơn) trực tiếp ký hợp đồng đặt máy, sửa chữa hệ thống RO số 2 với bệnh viện, bởi vậy hai bên đã phát sinh trách nhiệm chung trong điều trị cho bệnh nhân. Bị cáo Tuấn biết bệnh viện thường đưa hệ thống vào sử dụng ngay khi chưa có kết quả xét nghiệm nước nhưng không nhắc nhở. Khi nhận hợp đồng sửa chữa hệ thống RO, Tuấn thường bỏ mặc Quốc tự làm...

    Về bồi thường dân sự, bản án buộc Bệnh viện đa khoa Hoà Bình và công ty Thiên Sơn liên đới bồi thường cho mỗi gia đình có nạn nhân tử vong 200 triệu đồng, mỗi người bị ảnh hưởng sức khoẻ 50 triệu đồng. Trong đó, phía bệnh viện chịu 70%.

    HĐXX kiến nghị Sở y tế Hoà Bình tăng cường kiểm tra trang thiết bị y tế, tăng cường bố trí nhân lực để đảm bảo công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. Bệnh viện đa khoa Hoà Bình phải rà soát lại công tác quản lý thiết bị y tế, tăng cường kiểm tra các khoa phòng để xác định vị trí nhân sự.

    Toà nhận thấy có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm trong giai đoạn điều tra nên cần khởi tố vụ án để điều tra hành vi thiếu trách nhiệm xảy ra ở Bệnh viện đa khoa Hoà Bình; kiến nghị VKS cùng cấp khởi tố bị can với ông Hoàng Công Tình (phó khoa hồi sức tích cực).

    Trong 11 ngày xét xử (14-25/1), Lương trình bày rất ít mà để cho 10 luật sư "gỡ tội". Bị cáo ba lần giữ quyền im lặng. Lương cho rằng chỉ là bác sĩ điều trị, không có trách nhiệm kiểm tra nguồn nước chạy thận.

    VKS đề nghị TAND thành phố Hòa Bình phạt Lương án tù 36-42 tháng; Bùi Mạnh Quốc (giám đốc công ty Trâm Anh, người sửa chữa hệ thống lọc nước) 4-5 năm tù về tội Vô ý làm chết người.

    Ở nhóm tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, Trần Văn Sơn (cựu cán bộ phòng vật tư) bị đề nghị phạt từ 42 đến 48 tháng tù, Trần Văn Thắng (nguyên trưởng phòng vật tư) 36-42 tháng, Trương Quý Dương (nguyên giám đốc bệnh viện) 30-36 tháng, Hoàng Đình Khiếu (nguyên phó giám đốc bệnh viện) 36-42 tháng tù và Đỗ Anh Tuấn (Giám đốc Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Sơn) 36-42 tháng.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này