Tin tức Khi nghỉ ngang có được chốt sổ bảo hiểm không?

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi finsiderfinjobs, 5/10/22.

  1. finsiderfinjobs

    finsiderfinjobs Member

    Tham gia ngày:
    18/9/22
    Bài viết:
    32
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Nghỉ ngang có được chốt sổ bảo hiểm hay không? Liệu rằng khi rời bỏ công ty, bạn có nhận được những quyền lợi mà mình đáng được hưởng.

    Mục lục

    • I. 4 lý do nghỉ việc của người lao động
      • 1. Công việc không đúng với thỏa thuận trên hợp đồng
      • 2. Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng hợp đồng
      • 3. Bị cấp trên ngược đãi, lợi dụng hoặc lăng mạ
      • 4. Bị quấy rối tình dục, cưỡng bức
    • II. Vậy người lao động nghỉ ngang có được chốt sổ bảo hiểm xã hội không?
    • III. Nghỉ ngang có được chốt sổ bảo hiểm xã hội không? Nếu công ty không chốt sổ BHXH, người lao động cần làm gì?
      • 1. Thực hiện thủ tục khiếu nại công ty
      • 2. Tố cáo đến Chánh Thanh tra Sở Lao Động – Thương binh và Xã hội
      • 3. Khởi kiện Tòa án
    I. 4 lý do nghỉ việc của người lao động
    1. Công việc không đúng với thỏa thuận trên hợp đồng
    Trường hợp người lao động phải làm những công việc không được mô tả đúng như trên hợp đồng, họ có quyền xin nghỉ bất cứ lúc nào. Người sử dụng có thể bị kiện và bồi thường vì đã vi phạm hợp đồng lao động.

    2. Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng hợp đồng
    Lương là một trong những vấn đề lớn nhất khiến người lao động đưa ra quyết định nghỉ việc. Khi không được trả đủ lương hoặc trả lương trễ, người lao động có quyền xin nghỉ ngay lập tức.

    Lương mỗi tháng còn phải khấu trừ bảo hiểm xã hội mà còn phải nhận trễ, nhận thiếu thì có nghĩa quyền lợi đang bị đe doạ. Sau đó, họ bắt đầu sẽ nghĩ đến việc nghỉ ngang có được chốt sổ bảo hiểm không khi tháng nào cũng đóng BHXH đầy đủ.

    [​IMG]
    3. Bị cấp trên ngược đãi, lợi dụng hoặc lăng mạ
    Mọi trường hợp bị cấp trên hoặc đồng nghiệp ngược đãi, lăng mạ hoặc đánh đập, người lao động có quyền nghỉ ngang để bảo vệ bản thân. Trường hợp này là không thể chấp nhận và công ty có thể bị kiện, bồi thường nếu không giải quyết thỏa đáng cho nhân viên của mình.

    4. Bị quấy rối tình dục, cưỡng bức
    Trường hợp người lao động bị quấy rối tình dục, cưỡng bức, đồng nghiệp sàm sỡ nơi công sở xảy ra rất nhiều. Nhiều người lựa chọn giữ im lặng và cam chịu vì cần công việc nhưng khuyên bạn nên nghỉ ngay, báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền. Hơn cả công việc, bảo vệ bản thân vẫn quan trọng hơn.

    II. Vậy người lao động nghỉ ngang có được chốt sổ bảo hiểm xã hội không?
    Theo quy định, người lao động nghỉ ngang là đang đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Tuy nhiên, hành vi này không ảnh hưởng đến việc chốt sổ bảo hiểm. Dù là tự ý nghỉ việc hay nghỉ việc có báo trước, phía công ty có trách nhiệm hoàn thành thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội và trả lại cho nhân viên.

    Cụ thể, những công việc phía sử dụng lao động cần làm sau khi người lao động nghỉ việc là: (Theo Khoản 3 Điều 48 luật lao động)

    • Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN.
    • Trả lại toàn bộ giấy tờ liên quan đến người lao động nếu người sử dụng lao động đang có giữ.
    • Cung cấp bản sao, tài liệu về quá trình làm việc của người lao động (nếu được yêu cầu). Chi phí do phía người sử dụng lao động chi trả.
    III. Nghỉ ngang có được chốt sổ bảo hiểm xã hội không? Nếu công ty không chốt sổ BHXH, người lao động cần làm gì?
    Trong trường hợp nghỉ việc mà phía công ty không chốt sổ bảo hiểm hoặc chốt sổ bảo hiểm chậm trễ, người lao động có thể thực hiện theo 3 cách sau để bảo vệ quyền lợi cho mình:

    [​IMG]

    1. Thực hiện thủ tục khiếu nại công ty
    Người lao động thực hiện khiếu nại công ty trước. Nếu công ty không giải quyết thì tiếp tục khiếu nại lên Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

    2. Tố cáo đến Chánh Thanh tra Sở Lao Động – Thương binh và Xã hội
    Người lao động có thể gửi đơn hoặc tố cáo trực tiếp cho Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở về việc không chốt sổ bảo hiểm (Theo nghị định 24/2018/NĐ-CP)

    3. Khởi kiện Tòa án
    Ngoài ra, người lao động có thể khởi kiện trực tiếp lên Toà án mà không cần hoà giải nếu công ty kiên quyết không giải quyết vấn đề nghỉ ngang không chốt sổ bảo hiểm. Người lao động thực hiện tố tụng tại Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh của nơi đặt trụ sở công ty để yêu cầu giải quyết tranh chấp.

    Như vậy, nghỉ ngang có được chốt sổ bảo hiểm không? Thì câu trả lời là có và người sử dụng lao động bắt buộc phải hoàn thành mọi thủ tục càng sớm càng tốt. Mức phạt dành cho công ty không giải quyết chốt sổ bảo hiểm cho người lao động là từ 2 triệu – 20 triệu đồng, tuỳ vào số lượng lao động bị mất quyền lợi. Xem thêm nhiều thông tin hữu ích về quyền lợi lao động tại ứng dụng Finjobs.

    — Finsider Finjobs—

    Finjobs.vn – Website việc làm tài chính uy tín

    Tải ứng dụng Finjobs ngay và tìm kiếm những việc làm tốt nhất bạn nhé!

    -> Xem thêm:

    • Những Quy Định Về Nghỉ Việc
    • Nghỉ việc khi hết thời gian thử việc có được lãnh trợ cấp không?
    • Rút tiền bảo hiểm sau khi nghỉ việc
    • Hậu quả pháp lý khi nghỉ việc không báo trước 30 ngày
    • Nghỉ hai năm có được lấy sổ bảo hiểm không?
    • Tại sao phải nghỉ việc báo trước 45 ngày?
    • Trong thời gian thử việc có được nghỉ ngang?
    • Chưa ký hợp đồng có được nghỉ ngang không?
    • Bảo hiểm y tế sau khi nghỉ việc có giá trị không?
    • Cách tính tiền nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội
    • Các khoản phụ cấp lương
    • Quy trình chuẩn bị hồ sơ hưởng thai sản
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này