Ẩm Thực Covid-19 tạo ra những xu hướng ẩm thực mùa dịch nào?

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi Thạch Phi, 30/9/21.

Thẻ:
  1. Thạch Phi

    Thạch Phi Member

    Tham gia ngày:
    24/4/21
    Bài viết:
    265
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    Ẩm thực mùa dịch không còn là giải pháp tình thế tạm thời, Covid-19 đã làm thay đổi tất cả. Theo đó, từ bàn ăn đến sức khỏe, xu hướng nội trợ mới đã thực sự khác biệt. Làn sóng dịch Covid thứ 4 trở lại, trong lúc ai cũng sẽ luôn tưởng cuộc sống đã về “trạng thái bình thường mới”. Thì tất cả mọi thứ lại sẽ trở nghiêm trọng hơn: như bao gồm trường học, quán ăn; hay các chợ cóc đóng cửa, và cùng với một số dịch bệnh trên bò lợn cũng đang được báo động.
    Mới hôm qua còn chạy ra đầu ngõ mua được mớ rau củ hành dễ dàng; nay cái gì cũng phải vào siêu thị chợ lớn. Dần dần, dưới tác động của Covid-19, ẩm thực mùa dịch cũng hình thành nên những xu hướng mới.
    1. Thực phẩm hữu cơ
    Người tiêu dùng đang bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về việc thay thế thịt trong bữa ăn. Họ xem xét kỹ hơn các thành phần dinh dưỡng, quy trình cung ứng, lượng nước sạch sử dụng và mức độ an toàn của thực phẩm, việc này gián tiếp thúc đẩy sự quan tâm lớn đối với các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.

    [​IMG]
    Thực vật hữu cơ tạo được lòng tin trong mắt người tiêu dùng

    Sự dịch chuyển sang lối sống lành mạnh cũng kéo theo nhu cầu tiêu thụ thực vật gia tăng, đặt biệt là thực phẩm hữu cơ. Ngành F&B trong những năm tới sẽ chứng kiến sự mọc lên “như nấm” của những nông trường hữu cơ. Theo báo cáo của Grand View Research, dự kiến đến cuối năm nay, ngành thực phẩm hữu cơ sẽ đạt mức 211 tỷ đô, tăng 70% trong vòng 4 năm trở lại đây.

    [​IMG]
    Ăn thuần thực vật giúp giảm cân hiệu quả nhưng vẫn duy trì năng lượng

    2. Nói không với đồ uống có cồn
    Lượng tiêu thụ bia rượu đang bắt đầu có xu hướng giảm trong những năm gần đây, năm 2018 tổng cầu giảm 1,5%. Người tiêu dùng bắt đầu hướng đến những lựa chọn khác nhằm hạn chế sử dụng đồ uống có cồn và theo đuổi lối sống lành mạnh hơn.

    Hiện nay, những thức uống không cồn không còn dừng lại ở nước có gas mà thay vào đó là hàng loạt sản phẩm vô cùng đa dạng về mẫu mã và chủng loại, đồng thời chúng cũng được ủ và pha chế công phu, mang đến hương vị không quá khác biệt bia rượu truyền thống.

    [​IMG]
    Đồ uống không có cồn là lựa chọn có thay thế bia rượu

    Những thương hiệu đồ uống hàng đầu cũng đã nhanh chóng bắt tay vào cuộc đua mới này. Theo những tin tức R&D đầu năm 2019, Sparklingly Sober đã cho ra mắt một loại rượu có ga thay thế cho bia và Coca-Cola đã tung ra một loạt đồ uống sủi bọt không cồn nhắm vào đối tượng người trưởng thành. Từ tháng 5, 2017, thương hiệu sản xuất bia lớn nhất trên thế giới – Heniken đã nghiên cứu và phát triển thành công dòng sản phẩm bia không cồn đầu tiên.

    [​IMG]
    Dòng bia không cồn của Heineken nhận được nhiều lời khen của giới sành bia rượu

    3. Lên men
    Thực phẩm và đồ uống lên men đang được ưa chuộng trên toàn cầu, và được dự đoán sẽ bùng nổ trong giai đoạn 2020 – 2025. Trong những sản phẩm lên men có chứa các enzym cần thiết như axit béo omega-3, men vi sinh, vitamin B có thể giúp khôi phục sự cân bằng vi khuẩn có lợi trong ruột và đẩy lùi các vấn đề về tiêu hóa.

    [​IMG]
    Sữa chua lên men giúp đẩy lùi rối loạn đường ruột

    Thị trường thực phẩm và đồ uống lên men được dự đoán sẽ đạt mức tăng trưởng cao nhất thiên niên kỷ trong giai đoạn 2019 – 2014. Một trong những “phát súng” đầu tiên đến từ công ty PepsiCo, nhà sản xuất nước giải hàng hàng đầu thế giới đã mua lại thương hiệu đồ uống lên men KeVita vào năm 2016 và cho ra mắt dòng sản phẩm Probiotic mang thương hiệu Tropicana Essentials.

    4. Nội tạng động vật
    Từ thời tiền sử, con người đã biết thưởng thức nội tạng động vật. Trong chúng có chứa rất nhiều vitamin A, B, D, E và một số khoáng chất rất tốt cho cơ thể như sắt, magie, kẽm. Hơn nữa, nội tạng còn nguồn cung cấp protein tuyệt vời cho cơ thể.

    [​IMG]
    Gan ngỗng là một món ăn đắt tiền từ nội tạng động vật

    Một người trung bình cần 50 – 70 gram protein mỗi ngày. Thịt động vật là nguồn cung cấp protein chính từ trước đến nay, tuy nhiên trong bối cảnh thịt cung không đủ cầu thì nội tạng sẽ là nguồn cung ứng mới, với chất lượng dinh dưỡng tương tự, giá thành phải chăng và ít gây ô nhiễm môi trường hơn.

    5. Ẩm thực Pháp
    Ít chất béo, hạn chế tinh bột, không sử dụng nhiều gia vị và kiểm soát lượng calo là những yếu tố giúp bữa ăn trở nên lành mạnh hơn, và bạn có thể dễ dàng tìm thấy 4 tiêu chí này trong một bữa ăn kiểu Pháp. Nền văn hóa ẩm thực này luôn chú trọng việc kiểm soát khẩu phần trong từng bữa ăn. Người Pháp luôn ăn nhiều phần nhỏ thay vì một phần lớn, việc này giúp dạ dày bạn không phải làm việc quá sức nhưng vẫn duy trì đủ năng lượng cho cơ thể.
    xem thêm: https://amthucvietnam365.vn/covid-19-tao-ra-nhung-xu-huong-am-thuc-mua-dich-nao.html
    Mọi thông tin liên hệ:
    Đơn vị chủ quản
    HỘI TRUYỀN THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
    Đơn vị giao dịch quảng cáo
    CÔNG TY CP LUXCAS VIỆT NAM
    Địa chỉ: 275/70 Quang Trung, Phường 3, Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh.
    Hotline: 0989.33.55.11
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này