Tin tức Con người chọn cách đối diện ra sao nếu dịch bệnh đến bất kì ai

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi thanhhangnguyen, 3/4/20.

  1. thanhhangnguyen

    thanhhangnguyen Active Member

    Tham gia ngày:
    29/7/19
    Bài viết:
    1,225
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    Đây là những gì Camus ngụ ý khi ông bàn về “sự phi lý” của cuộc đời. Nhận chân ra điều này giúp con người tránh lâm vào tuyệt vọng, ngõ hầu vãn hồi những bi - hài của thực tại, khả năng xoa dịu của trái tim, sự khước từ những lời phán xét và thuyết giảng về hoan lạc hay ân huệ.

    Dịch hạch không phải một nỗ lực làm chúng ta hoảng sợ, bởi sự hoảng sợ gợi nhắc đến một tình trạng nguy cấp trong ngắn hạn mà cuối cùng rồi sẽ ổn thỏa. Nhưng chẳng bao giờ có được sự bảo an tuyệt đối như vậy - và đó là nguyên do tại sao, với Camus, con người vẫn cần phải yêu lấy tha nhân khốn cùng và phải làm việc mà chẳng câu nệ vào hy vọng hay tuyệt vọng về khả năng giảm nhẹ bớt những đau khổ. Đời là nơi an trú chứ không phải một cái bệnh viện.

    Ở đỉnh điểm của sự lây lan, khi có tới 500 người chết một tuần, một vị linh mục Công giáo tên Paneloux đã xướng một bài thuyết nhằm giảng lý giải dịch bệnh như lệnh trừng phạt của Chúa trước sự suy đồi của con người. Nhưng chính bác sĩ Rieux đã chứng kiến cái chết của một đứa trẻ và tường tận hơn câu chuyện ở đây: Cơn bệnh tình cờ ập đến, chẳng có lý do, nó đơn giản là một sự phi lý, và đó là khía cạnh khả dĩ duy nhất mà ta có thể đề cập đến.

    Người bác sĩ làm việc không biết mệt mỏi để cứu chữa mọi người xung quanh mình. Nhưng, anh không phải anh hùng. “Tất cả chuyện này không mang nghĩa cử anh hùng gì cả”, Rieux nói. “Nghe có vẻ thật nực cười, nhưng cách duy nhất để chống chọi bệnh dịch, ấy là sống một cách thích đáng”. Một nhân vật khác hỏi liệu thế nào được coi là “thích đáng”. “Làm việc của mình”, người bác sĩ đáp.

    Cuối cùng thì, sau hơn một năm, bệnh dịch bị đẩy lui. Dân thị trấn ăn mừng. Cơn bĩ cực đã qua. Đời sống thường nhật trở lại. Nhưng bác sĩ Rieux “hiểu rằng biến cố đã qua không có nghĩa là chúng ta đã giành chiến thắng chung cuộc”, Camus viết. Đó chỉ là ghi dấu của những gì đã xảy ra, và chắc chắn, là những điều mà hẳn sẽ được lặp lại, để đối phó với thảm kịch”. Dịch hạch, ông tiếp lời, “không bao giờ chết”; nó “mai phục dai dẳng trong những phòng ngủ, những hầm rượu, ở những thân cây, những mảnh mùi-soa và trên những tờ báo cũ” chờ tới ngày hồi sinh “đánh thức lũ chuột và đem sự chết chóc của chúng tới vài thành phố thích hợp".sửa máy tính tận nơi quận nhà bè

    Camus muốn nói với con người của thời đại chúng ta rằng ông không phải một nhà tiên tri huyền hoặc có thể thấu đáo cả những gì mà những nhà dịch tễ học ưu tú nhất cũng không hay biết. Mà rằng ông đang kiểm thảo bản chất của người một cách xác đáng. Ông hiểu, còn chúng ta thì không, rằng “tất cả mọi người đều có nó trong mình, cái mầm bệnh ấy, bởi không ai trên trái đất này, không một ai, được miễn nhiễm".
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này