Xe ÔTÔ Chuyên phân phối các loại xe nâng hàng giá ưu đãi 2020

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi hoangnhat0910, 25/3/20.

  1. hoangnhat0910

    hoangnhat0910 New Member

    Tham gia ngày:
    21/8/19
    Bài viết:
    10
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Điển hình là đã có người dùng xe nâng điện để nâng hàng 6 tấn. Hậu quả là xe bị hỏng, còn hàng bị rớt bởi vì xe nâng điện có tải thường dưới 5 tấn. Nên việc hiểu đúng và dùng đúng xe nâng là điều rất quan trọng.

    Theo bạn xe nâng có bao nhiêu loại? Bạn đã từng nghe về xe nâng không sử dụng động cơ?

    Cùng tìm hiểu nhé!!

    1. Xe nâng ngồi lái động cơ điện
    Ngồi lái một cách chuyên nghiệp như các dòng xe tải là đặc điểm mà xe nâng ngồi lái sở hữu. Tải trọng xe nâng điện ngồi lái từ 5 tấn trở lại. Đặc điểm của xe là sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, không gây tiếng ồn và sạch sẽ. Hạn chế là làm việc trong 2 ca thay thì 3 ca như các loại xe nâng động cơ.

    Ưu điểm:

    – Xe nâng điện ngồi lái có thể làm việc trong một môi trường rộng lớn, thuận tiện cho các công ty, nhà xưởng có kho hàng rộng lớn.

    – Dễ bảo dưỡng, vì ngoài bình điện cần châm nước thường xuyên và hệ thống thủy lực, xe nâng điện không yêu cầu bảo dưỡng định kỳ thêm bất cứ hạng mục gì.

    [​IMG]

    Nhược điểm:

    – Xe nâng điện có thời gian sử dụng ngắn. Thông thường xe nâng điện chỉ phù hợp sử dụng cho ca làm việc 8 giờ/ngày. Nếu cần sử dụng hơn thời gian đó, cần phải có bình xạc dự phòng cũng như hệ thống pa-lăng để thay thế bình điện.

    – Không gian hoạt động yêu cầu cần có không gian rộng lớn.

    – Trong hầu hết các trường hợp, nếu môi trường làm việc có độ dốc cao, xe nâng điện ngồi lái thường xuyên bị hư các con công suất và đồng thời tuổi thọ bình điện giảm đáng kể.

    THÔNG SỐ KỸ THUẬT

    - Xuất xứ: Nhật Bản.

    - Tải trọng: khoảng từ 1 tấn đến 3.5 tấn.

    - Chiều cao nâng: 3 mét.

    - Chiều dài càng nâng: khoảng từ 980 mm đến 1070 mm.

    - Còi, kiếng chiếu hậu, đèn đầy đủ.

    - Loại khung: 2 tầng.

    - Loại bánh: Đặc.

    Ứng dụng

    Các thương hiệu cung cấp xe nâng điện ngồi lái nổi tiếng như Komatsu, Toyota, Mitsubishi,… với các tải trọng bán chạy trên thị trường từ 1 tấn đến 3.5 tấn, được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản nên khách hàng hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng của các loại xe nâng điện ngồi lái.

    2. Xe nâng đứng lái động cơ điện

    Độ cao xe có thể nâng là từ 3 mét đến 12 mét, tải trọng nâng từ 1 tấn đến 2.5 tấn tùy thuộc vào từng model và thương hiệu. Xe nâng điện được sử dụng rộng rãi tại các kho hàng cao, có nhiều kệ hàng đặc biệt là các kệ double deep. Xe nâng điện Linde của Đức là một trong những loại xe có chỉ số nâng cao nhất.

    Ưu điểm của xe nâng điện đứng lái:

    – Xe nâng điện đứng lái có kích thước nhỏ gọn, do vậy dễ dàng di chuyển mà không sợ va chạm với hàng hóa xung quanh, thích hợp với việc vận chuyển hàng hóa từ xưởng ra tới kệ, giá đỡ, phù hợp với các kho hàng có không gian nhỏ.

    – Vấn đề bảo trì, bảo dưỡng đối với xe nâng điện đứng lái được tiến hành dễ dàng và nhanh chóng khi gặp trục trặc về kĩ thuật.

    – Tiết kiệm chi phí nhiên liệu do xe nâng đứng lái hoạt động bằng động cơ điện.

    [​IMG]

    Nhược điểm:

    – Xe nâng điện đứng lái chỉ có thể làm việc 8h/ngày bởi lượng điện acquy không đủ, chính vì vậy thời gian làm việc sẽ bị hạn chế. Hoặc khi sử dụng một thời gian, chúng ta cần có những loại xe nâng điện khác hỗ trợ.

    – Bánh xe nâng thích hợp với mặt bằng phẳng do được làm bằng chất liệu cao su.

    – Xe nâng điện đứng lái nhỏ gọn nên di chuyển quãng đường quá dài sẽ khá tốn thời gian, tốn điện và hạn chế hiệu quả công suất làm việc.

    Ứng dụng

    Xe nâng điện đứng lái thường được sử dụng trong các nhà kho, nơi có không gian nhỏ hẹp và nền bằng phẳng. Loại xe nâng này thường được sử dụng nhiều trong các ngành nghề như: thực phẩm, dược phẩm, siêu thị, kho nhỏ, sản xuất linh kiện điện tử …

    3. Xe nâng Stacker
    Ưu điểm

    - Xe nâng Stacker có khả năng nâng hàng hóa lên cao theo vị trí thích hợp.

    - Giải thoát được một phần sức lao động của con người nhờ có động cơ tự động.

    - Có thể nâng hạ hàng hóa từ xe tải một cách dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện.

    - Xe nâng Stacker có nhiều tải trọng từ 1 tấn đến 5 tấn với chiều cao nâng tiêu chuẩn là 3m, ngoài ra có thể thay đổi theo nhu cầu của khách hàng.

    - Hệ thống điều khiển đơn giản dễ sử dụng.

    - Tiết kiệm nhiên liệu thân thiện với môi trường.

    - Thường ít bị hao mòn, phụ tùng có sẵn dễ sửa chữa bảo trì.

    Nhược điểm

    - Không hỗ trợ di chuyển bằng máy móc hoàn toàn mà vẫn còn sử dụng bằng tay.

    - Càng nâng chỉ hỗ trợ nâng hạ chư chưa hỗ trợ dịch chuyển ra vào, hay các lựa chọn như xoay, lật, đổ, xúc, …

    - Gầm xe nâng thấp bị hạn chế khi di chuyển trong môi trường gồ ghề.



    [​IMG]



    THÔNG SỐ KỸ THUẬT

    - Tải trọng nâng: khoảng từ 1000kg đến 2000kg.

    - Chiều cao nâng cao nhất: khoảng từ 1.6 đến 3.5 mét.

    - Tâm tải trọng: 500mm.

    - Chiều dài càng nâng: 1000mm.

    - Chiều rộng càng nâng: 680mm.

    - Chiều cao tổng thể: 1650 – 2150 mm.

    - Trọng lượng: 397 - 475kg.

    4. Xe nâng dầu
    Xe nâng ngồi lái động cơ mạnh mẽ, tuy nhiên sử dụng sẽ tốn nhiều nhiên liệu. Loại xe nâng này thích hợp làm việc ngoài trời, hoạt động liên tục. Tải trọng xe nâng được khá lớn từ 1 tấn đến 20 tấn tùy loại. Khi sử dụng không cần thời gian nghỉ sạc bình ắc quy. Xe nâng động cơ dầu này có hạn chế là gây tiếng ồn và sinh ra khói thải. Xe thích hợp bốc xếp hàng hóa ngoài trời, làm việc trong công trình xây dựng hoặc các nhà kho lớn.

    Ưu điểm:

    - Dòng xe nâng dầu phổ biến, đa dạng các thương hiệu, tải trọng nâng, dễ sửa chữa.

    - Ưu điểm nổi bật hơn xe nâng điện là có thể hoạt động liên tục vì nhiên liệu dầu dễ dự trữ. Xe nâng hàng diesel có thể đỗ ở bất cứ đâu thuận tiện nhất.

    - Phạm vi địa hình hoạt động rộng, không kén địa hình. Thích hợp với nhiều điều kiện môi trường.

    - Sức mạnh và khả năng hoạt động của xe nâng dầu lớn hơn nhiều so với xe nâng điện.

    - Các phụ kiện xe nâng được thêm vào xe nâng dầu không ảnh hưởng đến sức mạnh của nó nhiều như xe nâng điện.

    Nhược điểm:

    - Xe nâng dầu tạo ra tiếng ồn và khí thải, chỉ phù hợp hoạt động ngoài trời. Không thích hợp cho các công ty yêu cầu cao về điều kiện vệ sinh môi trường

    - Cần không gian hoạt động rộng từ 4 đến 5 mét, xe nâng dầu không thể điều khiển dễ dàng hoặc an toàn xung quanh các góc và các điểm chật hẹp.

    - Xe nâng hàng diesel không bao giờ được sử dụng trong nhà, hoặc gần với công nhân vì tiếng ồn và khói phát ra có thể tạo ra các điều kiện làm việc nguy hiểm.

    - Xử lý khói đòi hỏi phải đánh giá cẩn thận chất lượng không khí trong nhà, thực hành an toàn để loại bỏ carbon monoxide, và nhận thức chung về không gian kín.

    Ứng dụng

    Ngày nay, xe nâng dầu hạng nặng đang được sử dụng để vận chuyển các container cồng kềnh từ các xe tải giao hàng đến các khu vực lưu trữ và sau đó chuyển lên trên các con tàu. Nó được sử dụng để vận chuyển các lô hàng gỗ và thép, một khi chúng được tháo dỡ.

    5. Xe nâng xăng, gas
    Có thể nói xe nâng động cơ là loại xe nâng hiện đại, giúp tiết kiệm sức lao động và cho năng suất rất cao. Xe nâng động cơ sử dụng các loại nhiên liệu như điện, gas, dầu hay xăng... Xe nâng động cơ điện thường được sử dụng ở các kho hàng lớn, lượng hàng vận chuyển nhiều và liên tục. Điều mà xe nâng tay khó đáp ứng được.

    Ưu điểm:

    - Những chiếc xe nâng gas thường “nhỏ gọn” dễ sử dụng hơn những chiếc xe nâng động cơ diesel. Do lốp xe và khung gầm nhỏ gọn so với lốp đường kính lớn hơn và tăng khoảng cách giữa các bánh xe dầu diesel nên loại xe nâng này được mệnh danh như là một loại xe thiết kế dành riêng cho sân kho bãi.

    Nhược điểm

    - Chi phí mua mới xe nâng gas, xăng là rẻ nhất nhưng chi phí bảo trì và chi phí nhiên liệu là cao nhất trong ba loại. Xe nâng hàng chạy xăng, gas yêu cầu người lái phải có kỹ năng cao.

    - Khác với xe nâng điện thì xe nâng gas, xe nâng xăng vẫn chạy khi động cơ không hoạt động, điều đó giúp nó được tin dùng nhiều hơn. Tuy nhiên, điều này làm cho xe dễ bị lạm dụng và dễ xảy ra các vấn đề nghiêm trọng do không chịu bảo trì.

    THÔNG SỐ KỸ THUẬT

    - Chiều dài tổng thể không có dĩa: 2240mm.

    - Chiều cao nâng: 2030mm.

    6. Xe nâng tay thấp

    Xe nâng tay thấp hay gọi tắt là xe nâng tay, là một loại xe chỉ chuyên di chuyển các hàng hóa có tải trọng lớn từ 2 tấn đến 5 tấn được đặt trên các khối pallet. Loại xe nâng này không có khả năng nâng lên cao, độ cao nâng lên tối đa chỉ bằng một gang tay người lớn.



    [​IMG]



    Ưu điểm

    - Xe nâng tay thấp sử dụng nguyên lý sử dụng kích tay để nâng hàng hóa tải trọng cao mà sức người không thể làm được.

    - Giá thành rẻ hơn so với các thiết bị khác.

    - Đã được kiểm nghiệm chất lượng nghiêm ngặt và đạt chứng chỉ chất lượng quốc tế.

    Nhược điểm

    – Việc sử dụng tay là một điểm trừ cho loại xe nâng này. Khi phải nâng hạ một số lượng hàng hóa lớn, người dùng sẽ phải bơm kích liên tục, làm tốn nhiều thời gian và sức lực.



    THÔNG SỐ KỸ THUẬT

    - Xuất xứ: Nhật Bản, Trung Quốc.

    - Tải trọng: khoảng từ 1 tấn đến 5 tấn.

    - Chiều cao nâng thấp nhất: 85mm.

    - Chiều cao nâng cao nhất: 200mm.

    Ứng dụng

    Đôi khi việc đưa nguyên liệu đầu vào được xem là yếu tố then chốt mang lại hiệu quả công việc trong một dây chuyền sản xuất. Nếu nguyên liệu của bạn là những loại hàng hóa hạng nặng thì việc ứng dụng của xe nâng tay thấp sẽ giúp bạn trong lưu chuyển hàng hóa thuận tiện hơn.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này