Linh tinh Cach phan loai co quan hanh chinh nha nuoc tai Luan Van Viet

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi luanvanviet, 16/10/19.

  1. luanvanviet

    luanvanviet New Member

    Tham gia ngày:
    4/10/19
    Bài viết:
    29
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Bạn đang tìm hiểu về cơ quan hành chính nhà nước? Trong bài viết này, Luận Văn Việt chuyên làm thuê luận án tiến sĩ sẽ trình bày các nội dung về khái niệm, đặc điểm và phân loại cơ quan hành chính nhà nước một cách chi tiết nhất để bạn tham khảo.

    1. Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước

    Trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, cơ quan hành chính Nhà nước (CQHCNN) là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nƣớc trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nƣớc cùng cấp, có phƣơng diện hoạt động chủ yếu là hoạt động quản lý nhà nƣớc, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.

    Địa vị pháp lý của CQHCNN là tổng thể các quyền và pháp lý của những cơ quan này.

    2. Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước

    2.1. Những đặc điểm chung
    – Cơ quan hành chính nhà nước cơ quyền nhân danh Nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý với mục đích hướng tới lợi ích công. Biểu hiện của tính quyền lực nhà nước đó là: Cơ quan hành chính nhà nước có quyền ban hành các văn bản pháp luật như nghị định,quyết định, chỉ thị và có thể được áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính nhà nước nhất định.

    – Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Nói cách khác, cơ quan hành chính nhà nước có tính độc lập tương đối về cơ cấu – tổ chức (có cơ cấu bộ máy, và quan hệ công tác bên trong của cơ quan được quy định trước hết quy định trước hết nhiệm vụ, chức năng, thể hiện vai trò độc lập)…

    – Các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và hoạt động dựa trên quy định của pháp luật, có chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền riêng và có những mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc được giao với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước mà quan hệ đó được quy định bởi thẩm quyền nhất định do pháp luật quy định – đó là tổng thể những quyền, nghĩa vụ chung và những quyền hạn cụ thể mang tính quyền lực – pháp lý mà nhà nước trao cho để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước.

    Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt cơ quan nhà nước với cơ quan, nhà nước không phải của nhà nước, vì những cơ quan, tổ chức không phải của nhà nước, vì những cơ quan, tổ chức đó không có thẩm quyền được quy định trong pháp luật.

    – Nguồn nhân sự chính của cơ quan hành chính nhà nước là đội ngũ cán bộ, công chức, được hình thành từ tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quy định của pháp lệnh cán bộ, công chức.

    2.2. Những đặc điểm riêng

    Thứ nhất, cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành (đó là những hoạt động được tiến hành trên cơ sở luật và để thi hành luật) nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.

    Như vậy, hoạt động chấp hành – điều hành hay còn gọi là hoạt động quản lý hành chính nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quan hành chính nhà nước. Các cơ quan nhà nước khác cũng thực hiện những hoạt động quản lý hành chính nhà nước nhưng đó không phải là phương diện hoạt động chủ yếu mà chỉ là hoạt động được thực hiện nhằm hướng tới hoàn thành chức năng cơ bản của cơ quan nhà nước đó như: Chức năng lập pháp của Quốc hội, chức năng xét xử của tòa án nhân dân, chức năng kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân.

    Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội…Việc thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước là nhằm hoàn thành chức năng quản lý hành chính nhà nước.

    Thứ hai, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ Trung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước.

    Thứ ba, các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước.

    Thứ tư, thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp. Đó là những quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành – điều hành.

    Thứ năm, các cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Hầu hết các cơ quan có chức năng quản lý hành chính đều có các đơn vị cơ sở trực thuộc.

    Hiện tại, Luận Văn Việt đang cung cấp làm báo cáo thuê , dịch vụ viết tiểu luận , hỗ trợ spss , chuyên viết thuê assignment … chuyên nghiệp nhất thị trường. Nếu bạn không có thời gian hoàn thành bài luận, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!

    3. Phân loại cơ quan hành chính nhà nước

    3.1. Căn cứ vào địa giới hoạt động
    Có thể phân thành:

    – Các cơ quan hành chính nhà nước trung ương gồm chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước về ngành hay lĩnh vực công tác. Hoạt động quản lý của các cơ quan này bao trùm trong phạm vi toàn quốc.

    – Các cơ quan hành chính nhà nước địa phương gồm uỷ ban nhân dân, các sở, phòng, ban thuộc uỷ ban nhân dân hoạt động quản lý trong phạm vi lãnh thổ địa phương.

    3.2. Căn cứ theo cơ sở pháp lý của việc thành lập

    Các cơ quan hành chính bao gồm:

    – Các cơ quan hành chính mà việc thành lập nó được hiến pháp quy định (cơ quan hiến định):

    + Chính phủ.

    + Uỷ ban nhân dân các địa phương.

    – Các cơ quan hành chính Nhà nước được thành lập trên cơ sở các đạo luật các văn bản dưới luật:

    + Các bộ, cơ quan ngang bộ.

    + Các tổng cục, cục, vụ, các sở, ban thuộc các cơ quan hiến định.

    + Các đơn vị hành chính sự nghiệp cơ sở trong các lĩnh vực văn hoá y tế giáo dục quốc phòng trật tự trị an…

    3.3. Căn cứ theo phạm vi thẩm quyền

    Các cơ quan hành chính nhà nước được chia thành:

    – Cơ quan có thẩm quyền chung: gồm chính phủ và uỷ ban nhân các cấp. Những cơ quan này, theo quy định của hiến pháp, có thẩm quyền giải quyết mọi vấn đề thuộc các ngành, các lĩnh vực khác nhau trên toàn quốc hoặc trên từng địa phương.

    – Cơ quan có thẩm quyền riêng: gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, là những cơ quan quản lý theo ngành hoặc theo chức năng, trực tiếp quản lý một ngành, một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực trên phạm vi cả nước.

    3.4. Căn cứ theo chế độ lãnh đạo

    Các cơ quan hành chính nhà nước được chia thành:

    – Các cơ quan được tổ chức và hoạt động theo chế độ lãnh đạo tập thể.

    – Các cơ quan được tổ chức và hoạt động theo chế độ lãnh đạo một thủ trưởng.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này