Linh tinh Các yếu tố trong một mô hình cấu trúc tuyến tính PLS-SEM

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi phamloc120893, 2/12/21.

  1. phamloc120893

    phamloc120893 New Member

    Tham gia ngày:
    23/2/20
    Bài viết:
    3
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Việc hiểu đúng khái niệm, thuật ngữ các yếu tố của mô hình PLS-SEM là cực kỳ quan trọng. Nó là kiến thức nền tảng để các bạn có thể đọc hiểu được những bài viết về PLS-SEM trên website này cũng như các sách, tài liệu giới thiệu đến PLS-SEM.

    1. Mô hình đường dẫn
    Mô hình đường dẫn là biểu đồ hiển thị trực quan các mối quan hệ giữa giả thuyết và biến. Dưới đây là một ví dụ:

    [​IMG]

    Mô hình đường dẫn này sẽ sử dụng để làm ví dụ cho các phần lý thuyết những thuật ngữ bên dưới.

    1. Biến nghiên cứu
    Biến nghiên cứu (construct) (tức là các biến không được đo lường một cách trực tiếp) được thể hiện trong mô hình đường dẫn bằng các hình tròn hoặc hình bầu dục (Y1 đến Y4).

    Các biến chỉ báo (indicator), cũng được gọi là các biến đo lường (item) hoặc các biến quan sát (manifest variable/observed variable), là những biến đại diện (proxy variable) được đo lường trực tiếp, chứa dữ liệu thô. Nó được trình bày trong mô hình đường dẫn bởi các hình chữ nhật (x1 đến x10).

    2. Mô hình cấu trúc và mô hình đo lường
    Các mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu cũng như giữa các biến nghiên cứu và các biến chỉ báo của chúng được thể hiện bằng các mũi tên. Trong PLS-SEM, những mũi tên luôn là một chiều, đại diện cho mối quan hệ trực tiếp. Những mũi tên một chiều được xem như là những mối quan hệ dự báo, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của lý thuyết, nó có thể được hiểu là những mối quan hệ nhân quả.

    Mô hình đường dẫn PLS bao gồm hai yếu tố:

    Đầu tiên, đó là mô hình cấu trúc (structural model) (còn gọi là mô hình bên trong inner model) trình bày các biến nghiên cứu (hình tròn hoặc hình bầu dục). Mô hình cấu trúc cũng hiển thị các mối quan hệ (đường dẫn) giữa các biến nghiên cứu.

    Thứ hai, đó là mô hình đo lường (measurement model) (còn gọi là mô hình bên ngoài outer model) của các biến nghiên cứu, hiển thị các mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu và các biến quan sát hình chữ nhật).

    3. Biến tiềm ẩn nội sinh và biến tiềm ẩn ngoại sinh
    Có hai loại mô hình đo lường: một là các biến tiềm ẩn ngoại sinh – exogenous latent variable (là những biến nghiên cứu mà nó giải thích cho những biến nghiên cứu khác trong mô hình, còn gọi là biến độc lập) và một là các biến tiềm ẩn nội sinh – endogenous latent variable (là những biến nghiên cứu đang được giải thích trong mô hình, còn gọi là biến phụ thuộc).

    Thay vì đề cập đến mô hình đo lường của các biến tiềm ẩn ngoại sinh và nội sinh, các nhà nghiên cứu thường xuyên tham khảo mô hình đo lường của một biến tiềm ẩn cụ thể. Ví dụ, x1 tới x3 là các biến quan sát được sử dụng trong mô hình đo lường của biến tiềm ẩn Y1, trong khi Y4 chỉ có biến quan sát x10 trong mô hình đo lường.

    4. Sai số và phần dư
    Phần sai số (error term) (ví dụ, e7 hoặc e8) được kết nối với biến (nội sinh) và biến đo lường (kết quả) bằng những mũi tên một chiều. Phần sai số đại diện cho phương sai không giải thích được khi mô hình đường dẫn được ước lượng. Các sai số e7 đến e9, nằm trên những biến quan sát mà mối quan hệ của nó đi từ biến nghiên cứu đến các biến quan sát (tức là biến quan sát đo lường kết quả). Ngược lại, các biến đo lường nguyên nhân x1 đến x6, mối quan hệ đi từ các biến quan sát đến biến nghiên cứu, không có phần sai số.

    Mô hình cấu trúc cũng chứa phần sai số (phần dư). Hai phần dư z3 và z4 có liên quan đến biến tiềm ẩn nội sinh Y3 và Y4. Ngược lại, các biến tiềm ẩn ngoại sinh chỉ giải thích cho các biến tiềm ẩn khác trong mô hình cấu trúc không có phần sai số.

    Mô hình đường dẫn được xây dựng dựa trên lý thuyết. Lý thuyết (theory) là một tập hợp các giả thuyết liên quan một cách hệ thống được phát triển theo phương pháp khoa học, có thể được sử dụng để giải thích và dự báo kết quả. Như vậy, giả thuyết là phỏng đoán mang tính cá nhân, trong khi lý thuyết gồm nhiều giả thuyết liên kết với nhau một cách hợp lý và có thể được kiểm tra bằng thực nghiệm. Hai loại lý thuyết cần để xây dựng mô hình đường dẫn là: lý thuyết đo lường và lý thuyết cấu trúc. Lý thuyết cấu trúc xác định cách thức các biến nghiên cứu thể hiện mối liên quan đến nhau trong mô hình cấu trúc, trong khi đó lý thuyết đo lường quy định cụ thể cách mỗi biến nghiên cứu được đo lường.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này