Tin tức Ca nhiễm toàn cầu vượt 370.000, gần 1,7 tỷ dân bị phong tỏa

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi thanhhangnguyen, 25/3/20.

  1. thanhhangnguyen

    thanhhangnguyen Active Member

    Tham gia ngày:
    29/7/19
    Bài viết:
    1,225
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    Gần 1/5 dân số thế giới từ ngày 23/3 đã được chính phủ các nước yêu cầu không ra khỏi nhà. Châu Âu và nước Mỹ khởi đầu hai tuần then chốt trong cuộc chiến với virus corona.


    Dịch bệnh lan rộng khắp 5 châu lục, với ít nhất 168 quốc gia và vùng lãnh thổ đã phát hiện ca nhiễm. Theo AFP, khoảng 1,7 tỷ người trên toàn thế giới đang sống trong cảnh phong tỏa toàn diện hoặc một phần khi chính quyền hàng loạt quốc gia siết chặt những biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội.sửa máy in tận nơi quận 12

    Tại Mỹ, số ca tử vong tính đến ngày 23/3 đã vượt mốc 500 người, tăng hơn 100 trường hợp chỉ trong một ngày. Đây là lần đầu tiên thống kê số ca tử vong trong ngày ở nước này đạt hàng trăm. New York đã tiến hành phong tỏa. Với hơn 12.000 ca nhiễm, thành phố có 8,4 triệu dân trở thành tâm điểm mới của đại dịch ở Mỹ và thế giới.


    Italy đang là nước chịu tác động nghiêm trọng nhất của dịch Covid-19, với số ca tử vong cao nhất thế giới với hơn 6.000 ca bệnh. Các biện pháp phong tỏa đã kéo dài gần 2 tuần và đang dần phát huy hiệu quả. Số ca tử vong và ca nhiễm mới giảm nhẹ ngày thứ hai liên tiếp, thắp lên hy vọng cho quốc gia Nam Âu.


    Y bác sĩ ở tuyến đầu đang phải đánh cược sức khỏe và tính mạng của mình để chống dịch Covid-19 trên toàn cầu. Tây Ban Nha phát hiện hơn 3.900 nhân viên y tế nhiễm bệnh, chiếm gần 12% tổng số ca nhiễm toàn quốc. Con số này cao gấp 3 lần Trung Quốc, nơi khởi phát dịch bệnh từ tỉnh Hồ Bắc vào tháng 12/2019.


    Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo dịch bệnh đang bùng phát ngày một nhanh trên quy mô toàn cầu. Thống kê cho thấy làn sóng thứ nhất mất 67 ngày từ khi dịch bệnh khởi phát tại Trung Quốc để đạt mốc 100.000 ca nhiễm. Chỉ 11 ngày sau, con số này đạt 200.000 ca và chỉ mất thêm 4 ngày để qua mốc 300.000 người bệnh


    Trên toàn châu Âu, số ca tử vong vì virus corona đã vượt mốc 10.000 người. "Lục địa già" được WHO xác nhận là tâm điểm mới của đại dịch Covid-19. Những nước có nhiều ca tử vong nhất trong 24 giờ qua là Italy (601 trường hợp), Tây Ban Nha (462) và Pháp (186). Cả ba quốc gia đang tiến hành phong tỏa toàn quốc, cấm người dân ra khỏi nhà trừ những nhu cầu cấp thiết, sẵn sàng phạt nặng những người không tuân thủ sắc lệnh.


    Trước tình hình toàn thế giới phải căng sức chống dịch, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres ngày 23/3 kêu gọi ngừng bắn ở mọi vùng xung đột trên toàn cầu. Trung Quốc và Pháp đã triệu tập họp khẩn lãnh đạo các nền kinh tế G20 để phối hợp ứng phó đại dịch. Ảnh: AP.


    Trung Quốc từ vị thế tâm dịch của thế giới đã khống chế được lây nhiễm nội địa, với số ca nhiễm hơn 1 tuần qua chủ yếu là người bệnh nhập cảnh. Bắc Kinh cũng gửi nhiều chuyến hàng viện trợ trang thiết bị cùng đội ngũ y tế đến vùng dịch ở châu Âu, hỗ trợ các nước đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh như Tây Ban Nha và Italy.


    Anh là nước mới nhất tại châu Âu tuyên bố phong tỏa toàn quốc. Sắc lệnh có hiệu lực trong vùng 3 tuần, mới mức độ nghiêm ngặt chưa từng có kể từ sau Thế chiến II. Thủ tướng Boris Johnson gọi virus corona là "mối đe dọa lớn nhất đất nước từng đối diện trong nhiều thập kỷ qua". Ảnh: AP.


    Hệ thống y tế nhiều nước rơi vào tình trạng quá tải khiến số ca bệnh nặng diễn biến nguy kịch và số ca tử vong tăng nhanh. Trang thiết bị y tế thiếu hụt, đặc biệt là máy thở và khẩu trang, buộc chính phủ các nước áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại để kéo giãn và hạ đỉnh dịch xuống thấp, không để số ca bệnh vượt ngưỡng chịu đựng của hệ thống y tế.


    Mỹ đã ghi nhận hơn 43.000 ca nhiễm chỉ trong vài tuần qua. Thêm các bang Indiana, Michigan, Washington và West Virginia nối gót California, Illinois và New York tuyên bố phong tỏa và yêu cầu người dân không ra khỏi nhà. Các biện pháp hạn chế đi lại nghiêm ngặt nhất đang được áp dụng đối với gần 1/3 dân số toàn quốc.


    Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố 15 ngày tới sẽ mang ý nghĩa then chốt cho nỗ lực giảm tốc độ lây lan của dịch bệnh. Ông đề cập khả năng nới lỏng các biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội để giải cứu nền kinh tế đã bước vào suy thoái. Chia rẽ chính trị giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã chặn gói kích thích kinh tế 2.000 tỷ USD không thể qua được "ải" thượng viện, trong khi hàng triệu người Mỹ mất việc làm còn doanh nghiệp đang khốn đốn.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này