Ẩm Thực BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU và NGƯỜI TRỒNG CÀ PHÊ VÙNG SÔNG MÊKONG

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi vyvy1808, 9/11/19.

  1. vyvy1808

    vyvy1808 Member

    Tham gia ngày:
    28/6/19
    Bài viết:
    97
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    Nữ
    Khi tác động của biến đổi khí hậu lớn hơn bạn nghỉ chúng ta cùng đọc bà viết để hiểu hơn những tác động của chúng gây hệ quả như thế nào đến cuộc sông trồng cà phê hiện nay. Tại các ngôi làng ở ngoại ô thành phố Buôn Ma Thuột, những người nông dân Việt Nam đang chờ đợi một đợt gió mùa tháng 4, tháng 5, như một lời hẹn năm nào cũng ngóng trông.

    [​IMG]


    >> Xem thêm: Specialty Coffee locations in Da NangRoastery Coffee locations in Da Nang

    Ngược dòng sông Mekong


    Chèo ngược hơn một ngàn kilomet trên sông Mê Kông từ Buôn Ma Thuột, những người nông dân trồng cà phê của tỉnh Vân Nam cũng đã cảm thấy sức nóng.


    Ở đoạn sông này, bà Li Yemei đang trồng cà phê gần ngôi làng Dakaihe.

    Chỉ vào những chiếc lá khô của vụ mùa đang canh tác, bà cho hay vụ mùa năm nay sẽ chịu thiệt hại lớn. “Nhiều cây cà phê đã chết vì hạn hán. Cà phê không nở hoa, và trái cà phê cũng không tăng trưởng”.

    Dakaihe là một ngôi làng trồng cà phê gần Pu’er, một địa danh nổi tiếng thế giới với trà đen. Trên thực tế, Pu’er cũng sản xuất một nửa sản lượng cà phê Vân Nam, do đó chiếm tới 95% sản lượng cà phê của Trung Quốc.

    Điều này đã diễn ra như dự đoán vào năm 2011, khi một đợt rét đậm ảnh hưởng đến bốn triệu người và gây thiệt hại 1,5 tỷ nhân dân tệ (225 triệu USD).


    Theo Hiệp hội Công nghiệp Cà phê Vân Nam, đợt hạn hán năm nay đã ảnh hưởng đến hơn 2.000 ha cà phê ở Vân Nam, ước tính rằng sản lượng sẽ giảm 5-10% so với các năm trước.

    Theo Reuters, sản lượng cà phê Tại Việt Nam được dự đoán sẽ giảm mạnh do khan hiếm nước. Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT) cho biết biến đổi khí hậu sẽ khiến khoảng một nửa diện tích đất sản xuất cà phê của thế giới không còn phù hợp để phát triển vào năm 2050.

    Annegret Brauss, giám đốc dự án tại Trung tâm thương mại quốc tế ở Geneva, nơi cô đang làm việc về vấn đề phục hồi khí hậu các chuỗi giá trị quốc tế ở Châu Phi cho biết: “Các nghiên cứu khác nhau chỉ ra quy mô của các khu vực sản xuất cà phê sẽ giảm đáng kể trong 20-30 năm tới vì sự biến đổi khí hậu. Ngành công nghiệp này đang phải đối mặt với những thách thức từ thời tiết khắc nghiệt, chẳng hạn như sự gián đoạn của các tuyến giao thông do mưa lớn hoặc những thách thức trong quá trình sấy cà phê do thời tiết diễn biến ngày càng khó lường”.

    Chi phí môi trường có bằng lợi nhuận cà phê?

    Cà phê có thể được trồng theo hai cách chính: dưới ánh nắng mặt trời hoặc dưới bóng cây lớn. Cây cà phê thích nghi để phát triển bên dưới tán rừng, nơi có đất chất lượng cao, cung cấp một môi trường nuôi dưỡng tốt. Cây che bóng chống xói mòn đất, duy trì sức khỏe của đất và giữ nước, cũng như cung cấp môi trường sống cho động vật hoang dã.

    Giá thấp khiến người nông dân phải sử dụng phương pháp trồng cà dưới nắng, từ đó gây áp lực lên tài nguyên rừng. Chuyên gia khí hậu Peter Baker tại CAB International, một tổ chức phi lợi nhuận nhằm giải quyết các vấn đề trong nông nghiệp và môi trường, ước tính mỗi năm sản xuất cà phê toàn cầu tăng khoảng 2% và sử dụng thêm 100.000 ha đất (gần 2/3 diện tích London). Ở hầu hết các quốc gia nơi sản xuất cà phê đang mở rộng nhanh chóng, phá rừng là cách dễ nhất để tạo vùng đất cà phê mới.

    Ở Việt Nam, hàng chục ngàn dặm đất rừng đã bị đốn hạ từ những năm 1970, một số để nhường chỗ cho ánh nắng mặt trời trồng cà phê, chè và cao su. Từ năm 1986 đến năm 2016, sản lượng cà phê đã tăng gần 100 lần. Phần lớn đất cà phê hiện đang cạn kiệt nghiêm trọng vì phân bón hóa học, thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu được sử dụng để tăng năng suất.

    Theo báo cáo sử dụng đất của IPCC, sự suy thoái đất góp phần thay đổi khí hậu, từ đó gây áp lực lớn hơn cho các hoạt động nông nghiệp. Khi đất bị suy thoái, nó làm giảm khả năng hấp thụ carbon của đất và trầm trọng hoá biến đổi khí hậu. Hiện nay, nông nghiệp, lâm nghiệp và hoạt động sử dụng nguồn đất khác tạo ra 23% lượng khí thải nhà kính. Và các quá trình trong đất tự nhiên - như hình thành đất, chu trình dinh dưỡng và chu trình nước - hấp thụ khoảng một phần ba khí nhà kính phát ra bằng cách đốt nhiên liệu hóa thạch và từ các quy trình công nghiệp.

    Người nông dân trồng cà phê Nie từ xã Cư Pơng nhớ lại thời thơ ấu của mình khi vẫn còn

    >> Nguồn: https/43factory.coffee/han-han-va-bien-doi-khi-hau-con-ac-mong-dai-ky-cuuar-nguoi-trong-ca-phe-vung-song-mekong.html
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này