Máy Móc Bí quyết trồng cây vải cho năng suất cao

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi nguyenhoa658, 4/11/19.

  1. nguyenhoa658

    nguyenhoa658 Member

    Tham gia ngày:
    2/8/19
    Bài viết:
    95
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    Nữ
    Vải thiều là giống cây ăn quả quý, quả chín ăn ngon, bổ, đặc biệt là bổ não, có tác dụng chữa bệnh đường ruột. Trồng vải không chỉ cho quả mà còn là nguồn cung cấp nhiều mật tốt cho nghề nuôi ong và cho gỗ tốt. Vải khô, vải hộp là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Dưới đây là bí quyết trồng cây mang năng suất cao cho bạn:
    Vải là cây lâu năm, thích ứng rộng, từ Nghệ An, Thanh Hoá trở ra, đều trồng được. Vải có bộ rễ mạnh, chịu hạn, không chịu được úng.
    Chuẩn bị đất trồng
    Cây vải có thể trồng trên nhiều loại đất như đất đỏ, đất vàng, đất cát pha, đất phù sa, đất thịt…. Yêu cầu quan trọng nhất của đất trồng vải là phải thoát nước, tầng đất dày. Cây thường được trồng vào 2 vụ chính đó là vụ Xuân (tháng 3-4) và vụ Thu (tháng 8-9).
    Đào hố trồng vải thiều không khác so với những loại cây trồng khác nhưng cần chú ý đến điều kiện đất trồng. Với vùng đất bằng thấp thì dùng máy khoan lỗ trồng cây giá rẻ đào hố rộng 70 - 80cm, sâu 70cm. Còn đối với đất đồi thì đào hố rộng 70 - 80cm, sâu 80 - 100cm.
    Trước khi trồng nên bón lót với phân chuồng hoai mục, vôi rồi phơi ải khoảng 15-20 ngày nhằm loại trừ các mầm bệnh gây hại cho cây.
    Chuẩn bị giống cây
    Vải chua: Là giống vải được trồng lâu đời ở nước ta, chất lượng vải không đều, hạt to, vị chua, nên hiện nay không phát triển.
    Vải nhỡ: Do nguồn gốc lai và hiện tượng biến dị của vải thiều gieo bằng hạt. Quả to, chất lượng tốt hơn vải chua, kém vải thiều, chín sau vải chua, trồng rải rác ở vùng đồi Trung du.
    Vải phú hộ: Chín trước vải thiều độ 5 ngày, quả to, trung bình nặng 20 – 25 g, tỷ lệ cùi trên 70%. Quả chín màu đỏ sẫm, hình trái tim, vị ngọt đậm, cùi bóc không dính tay phù hợp để làm đồ hộp. Chịu hạn và đất chua, có thể mở rộng diện tích ở Trung du, vùng núi, trên đồi dốc. Nhược điểm là đòi hỏi lạnh (nhiệt độ thấp) vào các tháng 11, 12, cây mới ra hoa được.
    Vải thiều Thanh Hà: Được chọn lọc và nhân giống ở Thanh Hà – Hải Dương cách đây 100 năm. Do năng suất và chất lượng cao, nên là giống vải chính đang được phát triển mạnh ở đồng bằng và Trung du Bắc bộ. Quả nặng 18 – 20 g, tỷ lệ cùi 72 – 80% thịt hơi nhão, khi bóc vỏ dễ vỡ nước, mùi thơm. Từ 10 tuổi trở lên, cây ra hoa đều và năng suất ổn định hơn.
    Cách trồng và chăm sóc cây vải thiều
    Trồng cây vải thiều: Khi trồng bới một lỗ nhỏ giữa hố định sẵn, sâu 15-20 cm, đặt cây rồi lấp đất kín bầu, lấy tay ấn chặt. Chú ý không dùng chân giẫm lên mặt bầu. Trồng xong đóng cọc, buộc cây vào cọc chống gió làm lay gốc-trồng xong tưới nước cho cây.
    Chăm sóc cây vải thiều:
    - Tưới nước: Sau trồng phải thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây chóng bén rễ.
    - Bón phân: Ba năm đầu dùng nước phân pha loãng để tưới. Từ năm thứ 4 trở đi hàng năm bón cho mỗi cây 40-50 kg phân chuồng + 1,5 kg đạm urê + 2kg lân + 0,7 kg kali, chia làm 3 đợt để bón.
    Đợt 1: Tháng 10-11, bón 100% phân chuồng + 40% lượng đạm + 40% lượng lân. Đợt 2: Tháng 12-1, bón thúc lúc phân hóa mầm hoa, bón 40% lượng đạm+ 30% lượng lân + 40% lượng kali. Đợt 3: Tháng 3-4, bón hết số phân cần bón trong năm.
    - Đốn tỉa, tạo hình: Ngay khi cây ở vườn ươm, tạo cho cây có một thân chính và 3 cành hướng về 3 phía. Hàng năm cắt bỏ cành tăm, cành vượt, cành sâu bệnh. Loại bớt cành vụ đông, chăm sóc, bảo vệ cành vụ thu và vụ xuân. Khi cây ra quả bói ( ra lứa hoa, quả đầu tiên) cần cắt bỏ cho cây khoẻ.Trừ sâu bệnh: Bọ xít vải hay bọ xít nhãn dùng vòi chích đọt cuống hoa non hoặc những quả chưa chín làm héo đọt, héo từng chùm hoa, rụng quả non hoặc quả bị thối.
    Phòng trừ sâu bệnh cây ăn quả
    Trừ sâu bệnh: Bọ xít vải hay bọ xít nhãn dùng vòi chích đọt cuống hoa non hoặc những quả chưa chín làm héo đọt, héo từng chùm hoa, rụng quả non hoặc quả bị thối.
    * Cách trừ: Về mùa đông chọn những ngày tốt trời, thời tiết lạnh, rung các cây ký chủ như nhãn, vải, mít, bưởi …, để bọ xít rơi xuống, rồi bắt.
    Để bọ xít không trốn mất, có thể quét sạch mặt đất hoặc trải những tấm ni-lông dưới tán cây trước khi rung.
    Phun thuốc: Vào tháng tư, phần lớn trứng bọ xít đã nở thành sâu non, hoa vải đã nở xong không sợ chết ong lấy mật. Tháng 8 – 9 cũng có thể phun thuốc để diệt bọ xít trưởng thành. Có thể dùng các loại thuốc: Basuđin,Ofatôc 0,1 – 0,2%, Diclovo 0,05 %, Diazinin 0,04 %
    Ngoài bọ xít ra, còn sâu đục thân vỏ, sâu cuốn lá, nhện 4 chân, dơi hại vải…
    Để mua may khoan lo trong cay phục vụ cho việc trồng cây vải, xin vui lòng gọi điện cho chúng tôi qua hotline: 0978.455.263
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này