Học hành Bài tập các dạng tương tác điện thường gặp

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi nguyễn đức chương, 23/4/20.

  1. nguyễn đức chương

    nguyễn đức chương New Member

    Tham gia ngày:
    19/6/18
    Bài viết:
    7
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Tương tác điện có 6 dạng toán thường gặp. Trong bài viết CÁC DẠNG TOÁN TƯƠNG TÁC ĐIỆN THƯỜNG GẶP công thức và tóm tắt kiến thức 6 dạng toán được trình bày chi tiết để các bạn tham khảo. Tương tác giữa các điện tích tuân theo định luật Culomb. Đây là phần kiến thức cơ sở của chương điện học của vật lí lớp 11 và vật lí cấp 3
    Câu 1:
    Hai điện tích có độ lớn bằng nhau cùng dấu là q đặt trong không khí cách nhau một khoảng r. Đặt điện tích q3 tại trung điểm của đoạn thẳng nối hai điện tích trên. Lực tác dụng lên q3 là:

    [​IMG]
    Câu 2: Tại ba đỉnh A, B, C của một tam giác đều có cạnh 15cm đặt ba điện tích qA = + 2μC, qB = + 8 μC, qC = - 8 μC. Tìm véctơ lực tác dụng lên qA:
    A. F = 6,4N, phương song song với BC, chiều cùng chiều [​IMG]
    B. F = 8,4 N, hướng vuông góc với [​IMG]
    C. F = 5,9 N, phương song song với BC, chiều ngược chiều [​IMG]
    D. F = 6,4 N, hướng theo [​IMG]

    Câu 3: Tại bốn đỉnh của một hình vuông cạnh bằng 10cm có bốn điện tích đặt cố định trong đó có hai điện tích dương và hai điện tích âm độ lớn bằng nhau đều bằng 1,5 μC, chúng được đặt trong điện môi ε = 81 và được đặt sao cho lực tác dụng lên các điện tích đều hướng vào tâm hình vuông. Hỏi chúng được sắp xếp như thế nào, tính lực tác dụng lên mỗi điện tích:
    A. Các điện tích cùng dấu cùng một phía, F = 0,043N
    B. Các điện tích trái dấu xen kẽ nhau, F = 0,127N
    C. Các điện tích trái dấu xen kẽ nhau, F = 0,023N
    D. Các điện tích cùng dấu cùng một phía, F = 0,023N

    Câu 4: Trong mặt phẳng tọa độ xoy có ba điện tích điểm q1 = +4 μC đặt tại gốc O, q2 = - 3 μC đặt tại M trên trục Ox cách O đoạn OM = +5cm, q3 = - 6 μC đặt tại N trên trục Oy cách O đoạn ON = +10cm. Tính lực điện tác dụng lên q1:
    A. 1,273N B. 0,55N C. 0,483 N D. 2,13N

    Câu 5: Hai điện tích điểm bằng nhau q = 2 μC đặt tại A và B cách nhau một khoảng AB = 6cm. Một điện tích q1 = q đặt trên đường trung trực của AB cách AB một khoảng x = 4cm. Xác định lực điện tác dụng lên q1:
    A. 14,6N B. 23,04 N C. 17,3 N D. 21,7N

    Câu 6: Ba điện tích điểm q1 = 2.10-8 C, q2 = q3 = 10-8 C đặt lần lượt tại 3 đỉnh A, B, C của tam giác vuông tại A có AB = 3cm, AC = 4cm. Tính lực điện tác dụng lên q1:
    A. 0,3.10-3 N B. 1,3.10-3 N C. 2,3.10-3 N D. 3,3.10-3 N

    Câu 7: Bốn điện tích điểm q1, q2, q3, q4 đặt trong không khí lần lượt tại các đỉnh của một hình vuông ABCD, biết hợp lực điện tác dụng vào q4 ở D có phương AD thì giữa điện tích q2 và q3 liên hệ với nhau: [​IMG]

    Câu 8: Ba điện tích điểm q1 = 8nC, q2 = q3 = - 8nC đặt tại ba đỉnh của tam giác đều ABC cạnh a = 6cm trong không khí xác định lực tác dụng lên điện tích q0 6nC đặt ở tâm O của tam giác:
    A. 72.10-5N nằm trên AO, chiều ra xa A
    B. 72.10-5N nằm trên AO, chiều lại gần A
    C. 27. 10-5N nằm trên AO, chiều ra xa A
    D. 27. 10-5N nằm trên AO, chiều lại gần A

    Câu 9: Có hai điện tích q1 = + 2.10-6 (C), q2 = - 2.10-6 (C), đặt tại hai điểm A, B trong chân không và cách nhau một khoảng 6 (cm). Một điện tích q3 = + 2.10-6 (C), đặt trên đương trung trực của AB, cách AB một khoảng 4 (cm). Độ lớn của lực điện do hai điện tích q1 và q2 tác dụng lên điện tích q3 là:
    A. F = 14,40 (N). B. F = 17,28 (N) . C. F = 20,36 (N). D. F = 28,80 (N)

    Câu 10: Hai điện tích có độ lớn bằng nhau trái dấu là q đặt trong không khí cách nhau một khoảng r. Đặt điện tích q3 tại trung điểm của đoạn thẳng nối hai điện tích trên. Lực tác dụng lên q3 là:
    [​IMG]
    ĐÁP ÁN
    1D; 2A; 3C; 4C; 5B; 6C; 7B; 8A; 9B; 10D
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này