Linh tinh Mot so mau viet ly do chon de tai luan van tham khao

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi Lưu hà Chi, 23/10/19.

  1. Lưu hà Chi

    Lưu hà Chi New Member

    Tham gia ngày:
    23/10/19
    Bài viết:
    16
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Bạn đã biết cách viết lý do chọn đề tài cho bài luận văn của mình chưa? Xem ngay những gợi ý mà Luận Văn Việt chuyên viết luận văn tốt nghiệp gợi ý trong bài viết này và tham khảo một số mẫu mà chúng tôi chia sẻ.

    1. Hướng dẫn cách viết lý do chọn đề tài luận văn
    Khi bạn quá nhàm chán với cách lối dẫn dắt vấn đề trực tiếp, bạn có thể tham khảo một số cách viết lý do chọn đề tài dưới đây:

    – Bạn cũng có thế bắt đầu bằng một vài thông tin không xuất hiện trong bài viết, nhưng nó lại liên quan đến đề tài để người xem có thể hiểu luận điểm của bạn. Thông tin này có thể là tài liệu/bài nghiên cứu có liên quan, bối cảnh lịch sử hoặc một vài dữ liệu thực tế để thiết lập “tâm trạng”.

    – Bắt đầu với một ví dụ: Trước khi đi vào giải quyết chi tiết của vấn đề quan trọng, bạn có thể đưa ra một ví dụ cụ thể liên quan đến đề tài bạn chọn, hay trích dẫn một lời nói hay, thực sự ý nghĩa.

    – Bạn cũng có thể thêm câu văn chuyển tiếp vào phần lời mở đầu để gói gọn mọi thứ. Luận điểm của bạn sẽ là câu văn cuối cùng như vậy sự chuyển tiếp sẽ khá tự nhiên. Một câu văn ngắn gọn, dễ hiểu sẽ là cách tuyệt vời để khởi đầu cho bài luận của bạn và duy trì sự chú ý của đọc giả.

    – Xây dựng một luận điểm độc đáo, gây tranh cãi. Luận điểm là trọng tâm của toàn bộ bài luận. Nó là lý lẽ hoặc là tiêu điểm của bạn. Luận điểm tốt nhất là luận điểm cụ thể. Nó không chỉ nói lên quan điểm của bạn về vấn đề mà còn giúp người xem hiểu được bạn đang muốn nói gì.

    Ngoài dịch vụ viết luận văn tốt nghiệp của Luận Văn Việt, bạn có thể tham khảo dịch vụ làm báo cáo thuê , hỗ trợ spss , chuyên viết thuê assignment , viết tiểu luận thuê

    2. Một số mẫu lý do chọn đề tài luận văn
    Mẫu 1:

    Đề tài: Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam

    Du lịch là một ngành kinh tế có vị trí và vai trò quan trọng đối với sự phát triển trong nền kinh tế quốc dân của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước Châu Á và Thái Bình Dương. Nó là ngành kinh tế “không ống khói” có sức thu ngoại tệ mạnh, tạo việc làm, tăng thu nhập và kích thích đầu tư ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến sự phát triển của ngành du lịch: Hiến pháp năm 1992 quy định “Nhà nước và xã hội phát triển du lịch, mở rộng hoạt động du lịch trong nước và du lịch quốc tế.”. Chính phủ xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, phát triển du lịch là phương hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế, xã hội nước ta. Phát triển du lịch nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, khuyến khích các thành phần kinh tế kinh doanh du lịch phát triển dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước.

    Trong hoạt động kinh doanh du lịch thì hoạt động kinh doanh lữ hành, đặc biệt là hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế hết sức quan trọng. Tính đến nay, hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, không phải không gặp khó khăn trong quá trình phát triển và hội nhập toàn cầu. Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu và từ những kiến thức thu được trong quá trình học tập và thực tế, em đã chọn đề tài: “………….”

    Mẫu 2:

    Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

    Thế giới đang bước vào kỷ nguyên của hội nhập kinh tế và xu hướng toàn cầu hoá diễn ra rộng khắp. Sự xuất hiện của các khối kinh tế và mậu dịch trên thế giới là một tất yếu khách quan, một nấc thang phát triển mới trong quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế. Khi gia nhập vào các tổ chức thương mại trong khu vực và trên thế giới, mỗi quốc gia đều muốn hướng tới một nền kinh tế phát triển, một xã hội văn minh, hiện đại, đời sống được cải thiện.

    Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hệ thống tài chính – ngân hàng cạnh tranh và mở cửa là hệ thống tài chính tốt nhất cho phát triển kinh tế. Hội nhập tạo động lực cho các ngân hàng thương mại trong nước đổi mới và phát triển, nhưng hội nhập cũng mang lại những thách thức không nhỏ nếu không muốn nói là rất lớn cho các ngân hàng yếu và non trẻ.

    Trong thời gian qua, cùng với việc đổi mới các cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường Việt Nam theo hướng hội nhập, các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh để chuẩn bị cho hội nhập quốc tế bằng các biện pháp:

    tăng quy mô vốn, phát triển công nghệ, ứng dụng các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, tăng cường hoạt động Marketing. Tuy nhiên, so với các ngân hàng thương mại hiện đại tại các nước đã và đang phát triển trên thế giới, thậm chí so với một số ngân hàng thương mại cổ phần trong nước thì các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam còn rất nhiều hạn chế về năng lực cạnh tranh.

    Những hạn chế thể hiện ở chỗ: hoạt động chưa thực sự theo các quy luật của thị trường, tiềm lực tài chính yếu, gia tăng giá trị doanh nghiệp không phải là mục tiêu duy nhất cộng với các cơ chế quản trị vẫn còn yếu. Để có thể đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường theo yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước trong hiện tại và trong tương lai, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam.

    Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài “….” làm đề tài nghiên cứu.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này