Thời Trang Lợi ích khi đưa ra quy định về mặc áo sơ mi đồng phục

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi hoangoanh10, 20/2/19.

  1. hoangoanh10

    hoangoanh10 New Member

    Tham gia ngày:
    17/1/19
    Bài viết:
    28
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Một môi trường kinh doanh hiệu quả là khi tại đó không có sự phân biệt về đẳng cấp, thứ bậc giữa mọi người. Quy định về mặc quần áo đồng phục là một cách doanh nghiệp đưa ra để tạo nên môi trường làm việc thoải mái cho công nhân của mình. Một công ty hàng nghìn đến hàng chục nghìn người mà mỗi người ăn mặc một kiểu khác nhau, mỗi người một màu sắc nhau thì sẽ rất là lôm côm và khó phân biệt. Bên cạnh đó, đồng phục cho công nhân thường được in hoặc thêu hình logo công ty, tên công ty sẽ giúp công ty truyền tải được thương hiệu của mình đến nhiều người hơn. Và ngoài ra thì đồng phục công ty cũng thuộc một trong các chính sách quan tâm của ban lãnh đạo công ty đối với công nhân của mình.

    Xem thêm: May đồng phục

    Một số mẫu áo sơ mi công nhân đẹp nhất

    Quần áo đồng phục cho công nhân thường được chia thành hai loại đó là quần áo mùa hè và quần áo mùa đông. Đồng phục mùa đông thường có các loại như áo gió, áo vải kaki 2 lớp, áo có mũ, có khóa và giữ ấm rất tốt.

    Còn đối với quần áo đồng phục mùa hè, với yêu cầu chung là phải có chất liệu vải mỏng, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, co giãn tốt nên có các loại như áo sơ mi, áo thun… Áo sơ mi cho công nhân thường được thiết kế đơn giản với 2 tay dài và tay ngắn. Áo sơ mi dành cho nam thì thường được may vạt suông tiện cho việc sơ vin còn áo sơ mi cho nữ công nhân thì được thiết kế cầu kì hơn như may viền đuôi áo, may chiết ly hoặc may bo áo để tạo lên các mẫu áo vừa duyên dáng, giản dị vừa đẹp mắt.

    Bên cạnh đó sơ mi đồng phục còn được thiết kế với một hàng cúc đóng ở ngoài và cúc đóng ở tay áo (đối với áo dài tay) tiện lợi cùng hai túi áo được thiết kế cân đối hai bên.

    Ngoài ra công ty còn nhận in ấn tên công ty, logo công ty trực tiếp lên áo với chất lượng màu sắc cực kì rõ nét. Đối với áo sơ mi thì công ty ưu tiên thêu hoặc may logo lên áo tạo ra điểm nhấn cực kì ấn tượng cho mỗi chiếc áo. Mỗi công ty được tự lựa chọn chất liệu vải và màu sắc mong muốn để tạo lên những chiếc áo độc đáo mang nét riêng của công ty.

    Xem thêm: may dong phuc gia re tron goi
     
  2. thanhyen

    thanhyen Member

    Tham gia ngày:
    15/1/19
    Bài viết:
    418
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    chuyển nhà thành hưng hà nội Nhà tôi, gồm bảy thành viên, đi chơi Tết tuyến Sài Gòn - Nha Trang - Tuy Hoà - Quy Nhơn. Trên cung đường, các trạm BOT đang mọc lên hối hả. Có BOT mới thông xe như BOT hầm đèo Cù Mông, có BOT vừa xây xong chưa thu tiền. Chúng tôi đã trả các BOT tổng cộng gần một triệu đồng cho hành trình 1.200 km cả đi lẫn về, trong khi tiền xăng chỉ hết có 1,5 triệu đồng.

    Rắc rối bắt đầu từ hôm mồng Năm Tết, trên đường từ Quy Nhơn về lại Sài Gòn. Vụ tắc đường đầu tiên chúng tôi đối mặt là tại BOT Ninh Lộc, Khánh Hòa. Nhích mãi, ô tô mới tới được trạm, tôi nói với các nhân viên nên xả trạm vì lúc đó đã 5 giờ chiều và đám tắc đã gần hai cây số. "Không thể xả trạm vì không có chỉ đạo gì", người thu phí nói.

    Tôi gọi theo số điện thoại của trạm BOT ghi trên biển báo thì chỉ có tiếng tò tí te. Tôi nhắn bốn tin để phản ánh tình trạng kẹt xe ở đây. Ba tin nhắn gửi tới lãnh đạo Sở Giao thông vận tải tỉnh Khánh Hòa theo số điện thoại trên website của Sở, một tin gửi đường dây nóng của Tổng Cục Đường bộ. Chúng đều không được hồi âm. Mẹ tôi bảo: "Thôi, con kiến lại đòi đi kiện củ khoai".

    Nhưng mồng 6 Tết mới là ngày kẹt xe kinh hoàng. Vừa ra khỏi thành phố Nha Trang thì chúng tôi đụng ngay đám kẹt xe ở BOT Cam Thịnh. Tới Phan Thiết vào tầm hơn 3 giờ chiều, chúng tôi đã lựa chọn đi tuyến Quốc lộ 1 thay vì đi đường ven biển La Gi - Bà Rịa như mọi khi. Nhưng đó là lựa chọn sai lầm. Chúng tôi cứ đi mãi, đi mãi, trời đã tối mịt mà vẫn loanh quanh ở Phan Thiết. Nhưng mệt và đói không chán nản bằng việc chúng tôi không hề biết điều gì xảy ra ở phía trước.

    Bị chôn chân trên xe, tôi càng sốt ruột khi đọc tin các nẻo đường từ miền Tây về Sài Gòn đều "thất thủ": một biển xe máy ken đặc, hàng hàng lớp lớp mũ bảo hiểm, những gương mặt mệt mỏi sau lớp khẩu trang.

    Việc ùn tắc này đáng lẽ phải được dự đoán từ trước vì trạm BOT cầu Rạch Miễu trên con đường huyết mạch nối Sài Gòn và miền Tây đã phải xả trạm nhiều lần trước và trong Tết. Nhìn ảnh hàng trăm ngàn người, rất nhiều em nhỏ, đứng nhiều giờ trong nắng nóng hơn 30 độ và khói bụi, chúng tôi thấy mình vẫn còn may mắn. Tôi cũng thầm cảm phục vì hàng ngàn con người đã kiên nhẫn chịu trận. Không có sự hỗn loạn nào, không giẫm đạp và ẩu đả.

    Tới gần 11 giờ đêm, cao tốc Long Thành - Dầu Giây mới hiện ra. Lưu lượng xe trên cầu vẫn rất đông nên xe tôi chỉ có thể lò dò tiến. Đó thực sự là hành trình mệt mỏi vì trên xe có tới bốn thành viên trên dưới 70 tuổi. Sáng hôm sau, đọc tin tức, tôi mới biết trạm thu phí Long Thành không xả trạm vì cho rằng kẹt xe không phải do thu phí chậm trễ. Ban quản lý trạm này viện dẫn lý do có va chạm giao thông, có đám khói từ đốt lau sậy, do phương tiện chết máy, do có hai xe cự cãi với nhân viên thu phí.

    Nhưng việc kẹt xe có lúc kéo dài 8 cây số trên cao tốc Long Thành - Dầu Giây là có thật và con đường lên cao tốc từ Phan Thiết hồi cuối giờ chiều có lúc đã bị ngăn lại để giải quyết ùn tắc trên cầu. Đó là nguyên nhân khiến hành trình qua Phan Thiết của chúng tôi bị kéo dài lê thê. Chúng tôi đã mất 14 tiếng để đi từ Nha Trang tới TP HCM, gần gấp đôi số giờ thông thường.

    Trước Tết, đã có một số BOT chủ động đề nghị cho xả trạm để tạo điều kiện cho bà con đi lại dịp Tết. Nhưng Bộ Giao thông bác bỏ vì cho rằng theo Thông tư 49 của Bộ, trạm thu phí phải duy trì suốt 24 giờ.

    Nghị định 46/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của Chính phủ đã nêu rõ "đơn vị thu phí sẽ bị phạt khi để ùn tắc từ 750 m trở lên", và nếu để ùn tắc nghiêm trọng thì có thể bị phạt tới 70 triệu đồng và đình chỉ thu phí từ 1 đến 3 tháng. Các trạm BOT cũng được coi là một loại giao thông tĩnh và các đơn vị thu phí cũng là một thành phần tham gia giao thông. Tuy nhiên, từ lúc điều khoản này hiệu lực, 1/8/2016 đến nay, chưa có BOT nào bị phạt mặc dù việc ùn tắc tại các BOT cửa ngõ như Pháp Vân - Cầu Giẽ ở Hà Nội, Long Thành - Dầu Giây ở TP HCM vào các dịp cao điểm đã trở thành hiện tượng thông thường.

    Không hề có một chỉ thị hay hướng dẫn linh hoạt nào nhằm giải tỏa các nút thắt này vào các dịp được dự báo lưu lượng xe tăng vọt. Người dân - khách hàng chính sử dụng dịch vụ của BOT bằng tiền túi của mình - không có một kênh liên lạc chính thống nào để phản ánh về vi phạm giao thông của các trạm. Họ hoặc nhẫn nhục chịu đựng, hoặc phản ứng ngay tại trạm một cách bất lực với các nhân viên thu phí. Nhưng kết quả là như nhau. Các BOT đã không đếm xỉa tới Nghị định 46/2016.

    Nhìn sang Hàn Quốc, quyết định bỏ phí cầu đường vào các dịp đặc biệt do chính phủ quy định. Theo Bộ Giao thông Địa chính Hàn, trong thời gian nghỉ Tết truyền thống này, chính phủ đã miễn phí các phương tiện lưu thông trên các tuyến đường cao tốc.

    Người dân cũng có quyền đặt câu hỏi về vai trò của lãnh đạo các tỉnh thành trong việc xảy ra ùn tắc giao thông trên địa bàn mình. Nếu không có cơ chế giám sát hiệu quả và chế tài mạnh hơn với tình trạng ùn ứ phương tiện do các trạm thu phí BOT gây ra, các dự án BOT sẽ tiếp tục trở thành con tin thử thách lòng kiên nhẫn của dân chúng.

    Nếu BOT là một phương án được nhà nước lựa chọn để phát triển cơ sở hạ tầng, nhà nước cũng phải chịu trách nhiệm chính khi các dự án BOT tiếp tục gây ra bất ổn, dù ở quy mô nào.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này