Linh tinh Những căn bệnh gây hại cho nông nghiệp và hướng điều trị

Thảo luận trong 'Diễn Đàn Mua Bán' bắt đầu bởi toilaaithe, 21/1/19.

Thẻ:
  1. toilaaithe

    toilaaithe Member

    Tham gia ngày:
    29/5/18
    Bài viết:
    562
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Những căn bệnh gây hại cho nông nghiệp và hướng điều trị Rầy, sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ mật độ,hạt điều rang muối tỷ lệ hại thấp; chuột, ốc bươu vàng, tuyến trùng rễ tiếp tục hại. [​IMG] 1. Các tỉnh phía Bắc Cây lúa: Rầy, sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ mật độ, tỷ lệ hại thấp; chuột, ốc bươu vàng, tuyến trùng rễ tiếp tục hại. Cây ngô: Bệnh khô vằn, gỉ sắt… hại nhẹ. Rau màu: Bọ nhảy, sâu xanh… hại trên rau họ thập tự; Bệnh héo xanh, mốc sương… hại trên cà chua, khoai tây. Cây mía: Bệnh chồi cỏ tiếp tục gây hại. Cam, chanh, bưởi: Bệnh chảy gôm, ruồi đục quả, nhện... hại tăng. Cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh xu hướng tăng. Cây cà phê: Bệnh gỉ sắt gây hại tăng. Cây sắn: Nhện đỏ, rệp sáp, bọ phấn gây hại cục bộ. Cây dứa: Bệnh thối nõn gây hại trên các vườn cây nhiễm bệnh, những vườn thoát nước kém. 2. Các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Cây lúa: Rầy, bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ... hại nhẹ trên lúa ĐX ở giai đoạn đòng trỗ đến chín. Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ... hại chủ yếu trên lúa ĐX ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh. Chuột: Hại nặng cục bộ trên các diện tích lúa gieo và lúa cấy vụ ĐX ở giai đoạn đẻ nhánh. Ốc bươu vàng: Di chuyển và lây lan theo nguồn nước. Cây rau màu: Bệnh xoăn lá cà chua tiếp tục gây hại; bệnh phấn trắng, mốc sương... gây hại rau họ bầu bí; bệnh héo xanh, thán thư... hại rau họ cà. Cây ngô: Bệnh đốm lá, khô vằn hại giai đoạn trỗ cờ - thu hoạch; sâu khoang, sâu xanh, sâu xám hại ngô ĐX giai đoạn cây con. Cây cà phê: Rệp sáp, bệnh đốm mắt cua... tiếp tục gây hại. Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, rệp sáp, bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục gây hại. Cây mía: Sâu đục thân, rệp bẹ... hại phổ biến trên mía giai đoạn chín sinh lý đến thu hoạch. Cây dừa: Bọ cánh cứng, bệnh đốm lá, thối nõn tiếp tục phát sinh gây hại. Cây thanh long: Bệnh đốm nâu hại tăng. 3. Các tỉnh phía Nam Cây lúa: Rầy nâu phổ biến tuổi 2 - 3; Bệnh đạo ôn lá gia tăng diện tích nhiễm trên lúa ở giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng do điều kiện thời tiết. Sâu năn (muỗi hành) xuất hiện cục bộ ở một vài địa phương trên lúa ở giai đoạn lúa đẻ nhánh đến làm đòng. Ngoài ra cần lưu ý ốc bươu vàng gây hại ở giai đoạn mạ; bệnh bạc lá, lem lép hạt, chuột gây hại ở giai đoạn đòng trỗ đến chín. Cây thanh long: Bệnh đốm nâu tăng nhẹ diện tích nhiễm. Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh và chết chậm tăng diện tích nhiễm. Cây điều: Diện tích nhiễm bọ xít muỗi và bệnh thán thư gia tăng. Cây dừa: diện tích nhiễm bọ cánh cứng và bọ vòi voi tăng. Cây cà phê: Bệnh khô cành tăng và rệp sáp giảm nhẹ diện tích nhiễm. CỤC BVTV Khuyến cáo Trên lúa: + Để phòng trừ rầy nâu gây hại mạnh, sử dụng Applaud 25WP - Giải pháp trừ rầy nâu môi giới truyền bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá (700gr/ha), hoặc sử dụng Wellof 3GR (12 - 15kg/ha). + Đối với sâu cuốn lá nhỏ sử dụng Opulent 150SC (6ml/bình 16 lít, phun 2,5 – 3 bình/1.000m2) hoặc Wellof 330EC (0,8 - 1 lít/ha, pha 40 - 50ml/bình 16 lít nước). + Để trừ sâu đục thân, sử dụng Nurelle D 25/2.5EC (1 - 1.5 lít/ha), phun sau khi bướm nở rộ 5 - 7 ngày. + Để phòng trừ đạo ôn, sử dụng BEAM 75WP – “Cắt ngay cháy lá” (250gr/ha). + Sử dụng Bonny 4SL (0,75 lít/ha, 30 ml/bình 16 lít nước), lượng nước phun 400 lít/ha. + Sử dụng Aviso 350SC (0,35 lít/ha, 14ml thuốc/bình 16 lít nước) để phòng trừ bệnh lem lép hạt. + Phối hợp BEAM 75WP (250g/ha) + Bonny 4SL (500ml/ha) + Aviso 350SC (0,35 lít/ha) để phòng trừ bệnh đạo ôn, bạc lá do vi khuẩn và lem lép hạt cùng lúc tấn công cây lúa. + Sử dụng Pulsor 23DC (0,22 - 0,33 lít/ha), Catcat 250EC, Vali 5SL phun khi bệnh vết bệnh khô vằn (trên lúa, ngô) lúc mới xuất hiện. Cây rau: + Sử dụng Foliar Blend (50ml/16 lít nước) để cung cấp dinh dưỡng vi lượng dễ hấp thụ cho cây trồng. + Sử dụng Gekko 20SC với hoạt chất Amisulbrom 200g/l, liều dùng 12 - 20ml/bình 16 lít nước để phòng trừ bệnh sương mai, giả sương mai trên dưa leo, cà chua. Cây ngô (bắp): Sử dụng Maxer 660SC (1,25 – 2,5 lít/ha) trừ cỏ giai đoạn 7 - 20 ngày với ruộng ngô (bắp) biến đổi gen. Cây tiêu: + Đối với bệnh chết nhanh, chết chậm trên tiêu, khuyến cáo phòng bệnh định kỳ. Kết hợp phun phủ trụ Manozeb 80WP (1kg/phuy 200 lít nước) + Bonny 4SL (250ml/phuy 200 lít nước), phun 4 - 6 lít nước/gốc và kết hợp rải Wellof 3GR (20 - 25gr/gốc) trừ rệp sáp gốc và rễ. + Để trừ tốt nấm Phytophthora (nguyên nhân gây ra bệnh chết nhanh cây tiêu), dùng Gekko 20SC – Chứa hoạt chất Amisulbrom (sử dụng 200ml thuốc/200 lít nước), tưới 4 - 6 lít/gốc để tiêu diệt mầm bệnh. Cà phê: Phòng bệnh thán thư (khô cành, quả) sử dụng Manozeb 80WP (80gr/bình 16 lít nước) kết hợp Aviso (20ml/bình 16 lít nước) để phòng và trị bệnh.
     
Nếu chưa có nick trên 6giay.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Chia sẻ trang này